Cũng như cà phê, nhiều doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu cao su của Việt Nam không đợi những biến động bất lợi của thị trường, cũng đã áp dụng dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu được cung cấp ở những ngân hàng trong nước.

Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Khi bán báo hiểm tín dụng về tỉ giá, các ngân hàng, tổ chức tín dụng buộc phải thẩm tra kỹ lý lịch người mua và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khi người mua không thanh toán. Một thuận lợi khác cho doanh nghiệp khi áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là có thể trả tiền chậm cho ngân hàng, tránh trường hợp thiếu vốn lưu động. Ngoài việc tránh những rủi ro về biến động tỉ giá, các doanh nghiệp khi sử dụng những dịch vụ này sẽ có thời gian quay vòng đồng vốn. Bởi nhiều nhà nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam cũng ưa chuộng hình thức trả chậm, khi đã được bảo hiểm về giá giá. Bên cạnh đó,  cách thức, kinh nghiệm giao dịch quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế, không có sẵn các đối tác giao dịch quốc tế... Tuy nhiên, nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục khi áp dụng các nghiệp vụ bảo hiểm tài chính do ngân hàng cung cấp.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vẫn chưa mặn mà với những dịch vụ này, bởi các doanh nghiệp không quen và chưa hình thành thói quen kinh doanh này. Vì không dễ để áp dụng những nghiệp vụ này trong kinh doanh, mặc dù trong bối cảnh này, việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là điều cần thiết.

Phía Ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ, theo Phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương TPHCM, thì những doanh nghiệp biết và dám sử dụng dịch vụ phái sinh forward, future, option... chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo ông, để vận dụng tốt những dịch vụ này, họ phải tiên liệu được giá ngoại tệ trong tương lai. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp e ngại tỉ giá biến động mạnh, họ sẽ lỗ. Như trong vài ngày nay, tỉ giá đôla Mỹ/VND bất ngờ tăng, nếu sử dụng forward, có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

(DNĐTNN)

Nguồn: Vinanet