Hiện nhu cầu về gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp đang tăng cao ở Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 100 triệu m3 gỗ tròn, với hơn 20 tỷ USD các sản phẩm gỗ. Đặc biệt khoảng cách giữa cung và cầu gỗ súc sẽ là 160-180 triệu m3 vào năm 2010 và đạt 300 triệu m3 vào năm 2015. Khoảng cách này làm gia tăng căng thẳng gưĩa sự thiếu hụt nguồn tài nguyên rừng và nhu cầu lớn đối với gỗ súc trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng.Do vậy thời điểm hiện tại là rất cấp bách đối với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về cung ứng gỗ súc bằng cách lắp đặt hệ thống an ninh gỗ trong thời gian dài. Theo nhà nghiên cứu của Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc, an ninh gỗ đang trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh kinh tế Trung Quốc.

An ninh gỗ súc thể hiện sự cân bằng giữa cung và cầu đối với nguồn gỗ súc, làm hài hoà giữa việc chặt hạ cây rừng với việc bảo vệ môi trường sinh thái rừng, nhập khẩu gỗ súc và một quốc gia mà nguồn cung gỗ súc có thể đảm bảo sự vận hành của an ninh kinh tế quốc gia. An ninh gỗ bao gồm an ninh cung ứng gỗ súc, an ninh kinh doanh gỗ súc và an ninh môi trường gỗ.

An ninh cung ứng gỗ súc là sự cân bằng giữa nguồn cung gõo súc và nhu cầu căn bản của ngành lâm nghiệp quốc gia và những ngành bổ trợ. Trung Quốc đã tiêu thụ 330 triệu m3 gỗ súc trong năm 2006 và là quốc gia tiêu thụ gỗ súc lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên nguồn cung gỗ súc của đất nước này vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu ý:

-Tổng sản lượng gỗ súc do hộ gia đình cung ứng giảm mạnh. Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, sản lượng của ngành công nghiệp gỗ súc trong nước chỉ đạt 16,9-23,9% trong tổng sản lượng gỗ súc cung ứng. Thêm vào đó, tỷ lệ này hiện đang có xu hướng giảm xuống.

-Diện tích rừng theo đầu người ở Trung Quốc ít hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới; sản lượng lâm nghiệp trên đầu người ít hơn 1/6 so với mức trung bình của thế giới. Sự sản sinh của gỗ súc chất lượng đường kính lớn là một chiến lược quan trọng, sử dụng chủ yếu cho xây dựng, trang trí và sản xuất không đi theo khuôn nhất định. Trước đây chúng được lấy chủ yếu từ các rừng tự nhiên nhưng hiện tại phải nhập khẩu nhưng nguồn cung vẫn khan hiếm.

-Tỷ lệ sử dụng hợp lý gỗ súc vẫn còn thấp, việc tái chế gỗ súc thì không hiệu quả. Tại Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng gỗ súc khoảng 63% trong khi ở một số nước phát triển, tỷ lệ này khoảng 90%. Ước có khoảng 8,5 triệu m3 gỗ phế thải tại các thành phố của Trung Quốc.

(VTIC)

 

 

Nguồn: Vinanet