Dự trữ ngô của Hoa Kỳ, nước trồng ngô lớn nhất thế giới, đang tụt nhanh xuống mức thấp nhất trong 15 năm và có thể thấp hơn dự báo của chính phủ tháng trước do nhu tăng từ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và ethanol đẩy giá lên cao hơn.
Cuộc khảo sát của Bloomberg với 30 nhà phân tích chỉ ra, dự trữ ngày 1/9, trước vụ thu hoạch, sẽ giảm xuống 66% so với năm trước đó ở mức 589 triệu giạ. Thấp hơn 13% so với ước tính 10/3 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, số liệu dự báo mới sẽ được cập nhật hôm 8/4. Nguồn cung sụt giảm làm Goldman Sachs Group Inc. dự báo giá ngô tăng tuần trước.
Khoảng 40% sản phẩm vụ thu hoạch được dùng để sản xuất ethanol do chính phủ trợ giá cho phụ gia nhiên liệu và giá xăng bán lẻ gần 4 USD/ gallon. Giá ngô kỳ hạn hơn gấp đôi năm ngoái đạt cao nhất kể từ năm 2008, do giá lợn và bò tăng khuyến kích sản xuất chăn nuôi và do Hoa Kỳ mở rộng xuất khẩu với tốc độ nhanh nhất trong ba năm.
Shawn McCambridge, nhà phân tích ngũ cốc cao cấp của Prudential Bache Commodities LLC nói “nhu cầu ethanol mạnh mẽ và gia súc tăng giá đã bù đắp giá thức ăn tăng. Ở điểm này chúng tôi chưa thấy nhiều bằng chứng giá có ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu”
Giá ngô kỳ hạn giảm 4 cent tương đương 0,5%, ở mức 7,59 USD/ giạ trên sàn giao dịch Chicago hôm qua, sau khi đạt mức 7,7325 USD/ giạ, mức cao nhất từ tháng 7/2008. Giá ngô đã tăng 21% trong năm nay, giá kỳ hạn đạt được mức kỷ lục 7,9925 USD/ giạ ngày 27/6/2008.
Trồng trọt tăng
Trong khi tuần trước USDA cho biết nông dân sẽ đẩy mạnh diện tích trồng trọt thêm 4,5% năm nay, diện tích gieo trồng lớn thứ hai kể từ 1944. Theo Dan Basse, chủ tịch công ty AgResource Co., giá ngô có thể đạt đỉnh 9 USD trước khi nhu cầu sản xuất ethanol bắt đầu giảm. Ông nói tại hội nghị ngành ở Chicago “sản xuất ethanol vẫn kiếm ra tiền” ngay cả khi giá ngô cao. Đây là thị trường ngũ cốc đầu cơ giá lên trong nhiều năm.
USDA cho biết tháng trước, số lượng ngô dùng sản xuất ethanol có thể tăng trong năm nay lên mức kỷ lục 4,95 tỷ giạ, so với cả vụ thu hoạch 12,447 tỷ giạ. Năm nay nông dân có thể sẽ trồng 92,178 triệu mẫu Anh (37,3 triệu hecta) tăng từ 88,192 triệu mẫu Anh năm 2010.
Theo Liên Hiệp Quốc, năm ngoái giá ngô tăng 37% trong giá lương thực toàn cầu và đạt đỉnh trong tháng hai. Trong khi giá giảm gần 3% trong tháng ba, đợt giảm lần đầu tiên trong 9 tháng, tổ chức FAO của Liên Hiệp Quốc nói ngày hôm 7/6 rằng giá có thể phục hồi do nhu cầu tiếp tục tăng.
Khủng hoảng lương thực
Chi phí lương thực cao góp phần bạo loạn khắp bắc Phi và Trung Đông, lật đổ lãnh đạo ở Ai Cập và Tunisia làm tăng lạm phát, thúc đẩy các ngân hàng trung ương xem xét mức lãi suất cao hơn việc này có thể làm chậm tăng trưởng. Phòng Liên đoàn Nông trại Hoa Kỳ cho biết, chi phí lương thực ở Hoa Kỳ trong quý I cao hơn 7,8% so với năm tước.
Nhà phân tích Damien Courvalin và Jeffrey Currie của Goldman cho biết ngô sẽ tăng tới 8,6 USD/ giạ trong ba tháng, so với dự báo trước đó 6,20 USD. Goldman khuyên người tiêu dùng và các nhà đầu tư mua kỳ hạn giao tháng 12 giao dịch tại Chicago.
Theo điều tra của Bloomberg, tồn kho ngô toàn cầu sẽ giảm xuống 120,3 triệu tấn, giảm 2,3% so với dự báo của USDA tháng trước.
Christian Mayer, nhà phân tích thị trường của công ty Northstar Commodity Investments Co. tại Minneapolis nói để xây dựng lại dự trữ ngô “chúng ta cần kết hợp cả vụ mùa tốt và dùng ít hơn và sẽ khó khăn để đạt được cả hai điều đó”
Tồn kho đậu tương
Theo khảo sát của Bloomberg, USDA cũng có thể giảm ước tính về tồn kho đậu tương trong nước và tăng dự báo về lúa mì.
Dự trữ đậu tương ngày 1/9 có thể là 136 triệu giạ, giảm so với ước tính tháng 3 của USDA 140 triệu và thấp hơn so với 151 triệu cuối mùa vụ trước. Các nhà phân tích cho biết dự trữ thế giới có thể đạt 58,42 triệu tấn, tăng từ 58,33 triệu ước tính tháng trước và giảm so với 59 triệu năm ngoái.
Nhà chiến lược thị trường Frank Cholly Sr. tại Lind-Waldock ở Chicago nói nguồn cung đậu tương không khốc liệt như tình trạng ngô, nhưng không có nhiều chỗ cho sai sót nếu chúng ta bắt đầu xuất khẩu nhiều hơn dự kiến. “Chúng ta có nguồn cung tương đối hạn chế vì thế chúng ta cần bổ xung”
Hôm 7/4, giá đậu tương kỳ hạn giao tháng 5 giảm 13 cent tương đương 0,9%, ở mức 13,635 USD/ giạ, giá CBOT. Giá tăng 43% trong năm trước do xuất khẩu kỷ lục của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.
Nguồn cung lúa mì
Tồn kho lúa mì của Hoa Kỳ vào 1/6 tổng số có thể là 856 triệu giạ, tăng từ ước tính tháng ba của USDA là 843 triệu. Dự trữ vẫn sẽ thấp hơn 12% so với năm trước, do nhu cầu cho xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng, sau khi hạn hán đã làm Nga cấm xuất khẩu lúa mì vào năm ngoái.
Nguồn cung thế giới tổng số là 181,55 triệu tấn, giảm từ ước tính 181,9 triệu tấn trong tháng ba và 197,32 triệu tấn năm ngoái.
Hôm qua, giá lúa mì kỳ hạn giao tháng 5 giảm 9,25 cent tương đương 1,1%, ở mức 8,09 USD/ giạ tại Chicago, giá tăng 66% so với năm ngoái.
Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu ngô, đậu tương và lúa mì lớn nhất thế giới. Số liệu chính phủ đưa ra ngô là sản phẩm thu hoạch lớn nhất ở Hoa Kỳ, giá trị đạt 66,7 tỷ USD trong năm 2010. Đậu tương đứng thứ hai, đạt 38,9 tỷ USD và lúa mì đứng thứ tư với 13 tỷ USD sau cỏ khô.
Theo Bloomberg