Theo dự báo của chính phủ Australia, nhập khẩu than nhiệt của châu Á sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm tới, lên gần 500 triệu tấn, bởi kinh tế khu vực hồi phục và phát triển từ suy thoái.

Các nhà xuất khẩu ở châu Á, như Indonesia và Australia, đang phải nỗ lực để duy trì khoảng cách với nhu cầu, và điều này có thể khiến người sử dụng đầu cuối tìm đến nhiều nhà cung cấp hơn như Nga và Nam Phi để lấp đầy khoảng cách với nguồn cung tại thị trường Thái Bình Dương.

Trong báo cáo hàng quý cập nhật trong tháng 6 của Văn phòng Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE) cho thấy, nhu cầu nhập khẩu than nhiệt tại châu Á có thể tăng thêm 26,3 triệu tấn, tương đương 5,8% trong năm 2010, lên 478,5 triệu tấn, và sẽ tăng thêm 4% nữa lên 497,6 triệu tấn vào năm 2011. Con số này cao hơn so với dự báo 445 triệu tấn năm 2010 và 459,3 triệu tấn năm 2011 mà ABARE đưa ra hồi tháng 3.

ABARE cho rằng, nhập khẩu than nhiệt của Trung Quốc sẽ tăng 7% lên 98 triệu tấn trong năm nay và lên 103 triệu tấn trong năm 2011, bởi chi phí sản xuất của các mỏ than ở Trung Quốc tăng và làm giảm tính cạnh tranh so với hàng nhập khẩu.

Tại Ấn Độ, nhập khẩu than nhiệt sẽ tăng với tốc độ lớn nhất châu Á, tới 26% lên 68 triệu tấn trong năm 2010 và tăng tiếp 13% trong năm 2011 lên 77 triệu tấn.

Nhập khẩu của Ấn Độ năm 2010 sẽ tăng 3% lên 120 triệu tấn và lên 121 triệu tấn trong năm tới.

ABARE còn dự báo, nhập khẩu than nhiệt sẽ suy yếu ở một số quốc gia châu Âu trong năm tới, bao gồm Italia và Tây Ban Nha, nhưng sẽ được cải thiện ở Anh và Đức.

Về giá, cơ quan này cho rằng, trong vòng 18 tháng tới, giá than nhiệt tại vùng châu Á Thái Bình Dương sẽ duy trì ở mức cao nhờ tăng trưởng kinh tế cao và nhu cầu than từ các nhà máy điện cao hơn tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Dưới đây là dự báo của ABARE về xuất nhập khẩu than nhiệt vào châu Á năm 2010 và 2011

ĐVT: triệu tấn

 

2009

2010

2011

Nhập khẩu

 

 

 

Thế giới

737,3

778,4

805,8

Châu Á

452,2

478,5

497,6

Trung Quốc

92,1

98,3

103,0

Đài Loan

59,4

59,6

60,2

Ấn Độ

54,0

68,0

77,0

Nhật Bản

117,0

120,0

121,0

Hàn Quốc

80,5

82,0

83,0

Malaysia

16,1

16,4

17,1

Các nước châu Á khác

33,1

34,2

36,3

Châu Âu

211,4

220,2

225,8

Các nước khác

73,7

79,7

82,4

Xuất khẩu

 

 

 

Indonesia

233,5

250,0

254,0

Australia

139,1

142,4

158,0

Nga

91,7

97,0

102,8

Nam Phi

66,9

67,0

71,0

Colombia

63,4

65,0

71,0

Trung Quốc

21,5

20,0

20,0

Mỹ

19,4

22,0

23,0

Các nước khác

101,8

115,0

105,9

(Nguyễn Hằng)