Tại hội thảo "Quản lý nhà nước về cảng biển tại Việt Nam”, diễn ra tại Hà Nội (24/6), ông  cho rằng, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư và xuất nhập khẩu, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển cảng biển. Ông cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng Việt Nam sớm hoàn tất các thủ tục cho thuê các bến của cảng Cái Mép-Thị Vải để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Sau khi giới thiệu một số mô hình quản lý cảng biển tại Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Cố vấn trưởng của Viện Phát triển ven biển hải ngoại Nhật Bản (OCDI), đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và khai thác triệt để tiềm năng của các cảng biển ở Việt Nam như thành lập cơ quan cung cấp và kinh doanh các dịch vụ cảng biển, lập quỹ phát triển và duy tu bảo dưỡng cảng biển, ban hành quy định về chống độc quyền trong kinh doanh cảng biển.

Theo Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, hiện 90% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển. Do đó, để đạt sản lượng hàng qua cảng từ 230-280 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 400 triệu tấn vào năm 2020, hệ thống cảng biển Việt Nam cần được nâng cấp và phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, quy mô và năng lực quản lý. Được sự giúp đỡ của tổ chức JICA (Nhật Bản), Cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam" nhằm xây dựng mô hình quản lý cảng biển tiên tiến. Mô hình này sẽ áp dụng thí điểm tại cảng Cái Mép-Thị Vải và sau đó sẽ ứng dụng rộng rãi tại các cảng biển khác.

 

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam