Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) nhận định, nhu cầu vàng trên thị trường thế giới dự kiến tốt hơn nhiều trong quý 2 năm nay so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu đầu tư tại các nước phương Tây và nhu cầu trang sức ở châu Á.

Trong quý 1 năm nay, nhu cầu vàng thế giới giảm 25% xuống 760 tấn, chủ yếu do nhu cầu mua vàng vật chất của các quỹ đầu tư tín thác (ETFs) giảm tới 99%, tuy nhiên nhu cầu dự đoán sẽ hồi phục và tăng mạnh trong phần còn lại của năm.

Marcus Grubb, giám đốc phụ trách đầu tư của WGC nhận định “tôi cho rằng nhu cầu quý 2 sẽ tăng”. “Các bạn thấy đấy, nhu cầu vàng trang sức đang tăng mạnh tại châu Á và nhu cầu mua vàng trong vai trò công cụ đầu tư thay thế an toàn tại phương Tây cũng rất cao ở thời điêể hiện tại”, ông nói.

Khủng hoảng nợ tại khu vực các nước sử dụng đồng euro đã khiến nhu cầu đầu tư vàng tại phương Tây tăng mạnh trong quý 2 năm nay so với những gì xảy ra cách đây một năm.

Lượng vàng nắm giữ của các ETFs đã liên tục lập các mức kỷ lục trong quý 2, trong khi nhu cầu mua đồng xu vàng và vàng thỏi cũng tăng cao, đặc biệt ại Áo, Đức và Thụy Sỹ.

Ông Grubb nói, đầu tư của các ETF vẫn tăng vững và “là yếu tố chính giữ cho nhu cầu mua không giảm sút”. Ông từ chối đưa ra dự báo giá vàng giao ngay trong năm nay, nhưng cho rằng giá sẽ được hỗ trợ tốt trong khoảng 1.050 – 1.045 USD/ounce trong phần còn lại của năm.

Giá vàng giao ngay đã đứng ở 1.206,40 USD/ounce trong phiên cuối cùng của tháng 5.

Tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ -, nhu cầu trang sức dự kiến sẽ đạt mức cao mới trong quý 2 năm nay.

Còn tại Ấn Độ, bức tranh tiêu thụ không rõ ràng khi lễ hội Akshaya Tritiya dự kiến bán được nhiều vàng hơn nhưng đồng rupee yếu so với USD khiến vàng trở nên đắt hơn lại kìm hãm sức mua. Dù thế, trong cả năm, nhu cầu vàng tại Ấn Độ được triển vọng sẽ cao hơn so với năm 2009.

Với các ngân hàng trung ương, theo ông Grubb, họ đã từng bán 400 tấn vàng trong vài năm qua, đang dừng việc bán vàng, và một vài trong số họ, bao gồm ngân hàng trung ương Nga, lại đang mua vào như tài sản “dự trữ cơ bản”.

Trong năm ngoái, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bán 44 tấn vàng và dự kiến sẽ bán một lượng tương tự hoặc ít hơn 15 tấn như đã bán từ đầu năm tới nay.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã bán 18,5 tấn vàng trong tháng 3 dưới hình thức là phần 2 trong chương trình bán vàng của cơ quan này.

Các ngân hàng trung ương châu Á trong khi đó cho biết sẽ giữ việc mua vàng để thu hút ngoại tệ là Euro hay USD dưới dạng kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn cung vàng vụn trên thế giới dự đoán sẽ giảm xuống còn 1.000 tấn trong năm 2010, so với 1.668 tấn của năm 2009, trở về mức doanh số bán trung bình hàng năm với kim loại quý này.

(Vinanet - N.H)