1. Điểm mạnh
Không thiếu nguồn cung đầu vào: Ấn Độ có khả năng tự cung tự cấp nguồn nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc, đặc biệt nước này rất dồi dào về các loại sợi tự nhiên. Diện tích gieo trồng bông của Ấn Độ lớn thứ ba thế giới và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ sản xuất ra tất cả các loại sợi.
Nguồn lao động: Lao động giá rẻ với kỹ năng cao luôn là xương sống cho ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ.
Tính linh hoạt: Trong ngành may mặc Ấn Độ, hầu hết các hãng sản xuất đều ở quy mô nhỏ tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt.
Giầu truyền thống: Sự đa đạng và giàu truyền thống về văn hoá, xã hội tạo cảm hứng tốt cho các nhà thiết kế thời trang.
Thị trường nội địa: Nhu cầu mua sắm từ thị trường nội địa tăng do thu nhập cá nhân tăng, và tốc độ đô thị hoá nhanh.
 
2. Điểm yếu
Càng ngày càng phụ thuộc vào bông: Ngành công nghiệp dệt ngày càng chuyên môn hoá ở mức độ quá sâu vào gieo trồng bông trong khi những nguyên phụ liệu khác không được quan tâm đúng mức. Những sản phẩm từ sợi nhân tạo ở Ấn Độ có giá rất đắt và trên thị trường khôgn có nhiều các loại vải  làm ra đồ bơi, đồ chuyên dụng công nghiệp.
 Ngành kéo sợi: Ngành kéo sợi thiếu tính hiện đại hoá và hiện tại ngành này đang “khát” một công nghệ mới.
Ngành dệt thoi: Càng ngày Ấn Độ càng có số lượng khung cửi dệt ít đi.
Ngành xử lý và chế biến vải: Ngành chế biến và xử lý vải là mắt xích “ lỏng lẻo” nhất trong chuỗi giá trị dệt may Ấn Độ, gây ảnh hưởng tới sức cạnh tranh trong xuất khẩu.
Hệ thống cơ sở hạn tầng yếu kém: Giá năng lượng phục vụ sản xuất cao với thời gian thu lại từ xuất khẩu dài đã làm mất dần sức cạnh tranh xuất khẩu Ấn Độ.
Sức sản xuất thấp: Mức sản xuất các sản phẩm dệt khác nhau ở Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các đổi thủ cạnh tranh khác.
Những điểm yếu khác: Ít quan tâm tới đào tạo lao động; Chuẩn chất lượng còn kém; Ở xa những thị trường tiềm năng; Mức tiêu thụ trung bình thị trường nội địa còn thấp; Thiếu tính chuyên nghiệp và chặt chẽ trong chuỗi cung cấp; Phụ thuộc vào hệ thống hạn ngạch; Đầu tư mức thấp vào các hoạt động Nghiên cứu& Phát triển; Chưa tận dụng hết hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.
 
3. Cơ hội
Ngành công nghiệp đang phát triển: Dự đoán đến năm 2010, tổng mức giao thương dệt thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3-4%, đạt trị giá 200-210 tỉ USD.
Xâm nhập vào một số thị trường thông qua đàm phán song phương: Giao thương ngày càng phát triển hơn giữa các khối thương mại trong vùng.
Tích hợp công nghệ thông tin: “Quản lý chuỗi cung ứng” và “ Công nghệ thông tin” là hai nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất may mặc. Sự xuất hiện của EDI( Trao đổi dữ liệu điện tử) tạo điều kiện liên lạc nhanh, thuận tiện.
Sản phẩm cao cấp: Ấn Độ có cơ hội nâng tính UVR( nhận thức giá trị mỗi đơn vị sản phẩm) của mình lên thông qua việc sản xuất các sản phẩm mang tính cao cấp hơn trong chuỗi giá trị.
 
4. Nguy cơ
Vòng thời trang ngắn hơn do thời tiết thay đổi nhiều hơn mỗi năm
Sự hình thành các khối giao thương: Sự cấu thành các khối giao thương như Nafta, Sapta đã thay đổi diện mạo thương mại quốc tế. Những hiệp định song phương của các nước khác gây bất lợi với xuất khẩu Ấn Độ.
Hết hạn ngạch: Ấn Độ sẽ phải mở cửa thị trường nội địa đang được bảo hộ cho nước ngoài khi hết thời gian hạn ngạch, do vậy thị trường nội địa dễ bị ảnh hưởng.
 
Vinatex

Nguồn: Internet