1.        Tiêu thụ và sản xuất
Tiêu thụ
Trong thời kỳ 2003-2007, sức tiêu thụ áo nữ dệt kim phẳng tăng 1,6% hàng năm , đẩy mức tiêu thụ lên 818 triệu áo và 18,3 tỉ EUO( tăng 0,3% hàng năm).
 Những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường áo nữ dệt kim phẳng bao gồm:
·          Cách thức ăn mặc “dân dã”, đời thường hơn. Xu hướng thích ăn mặc đời thường là chỉ báo cho nhu cầu tập trung vào các sản phẩm may mặc dệt kim, hơn là dệt thoi.
·          Sự phân cực của thị trường : rõ rệt nhất ở thị trường hàng thời trang và các sản phẩm giá rẻ.
·          Xu hướng thị trường hướng đến các sản phẩm dùng nguyên liệu màu sắc tươi sáng hơn, nhẹ hơn( phần lớn là vải nhân tạo, nhìn trông giống hay cảm nhận giống chất liệu cashmere). Màu sắc cũng được chú trọng hơn.
Các sản phẩm dệt kim đối với mặt hàng này dễ chị hơn là dệt thoi, do độ kéo và dễ giữ( không nhăn, không cần là).
Tại EU, 7 nước chính chiếm 80% trên tổng mức tiêu thụ , trong đó Đức vẫn là nước tiêu thụ lớn nhất .
Đơn giá trung bình giảm 5% vào năm 2007( 22,32 EURO/chiếc) so với 23,5EURO năm 2003.
Trong tổng mức tiêu thụ áo nữ dệt kim phẳng, 35% cho áo chui đầu, 25% cho áo len đan và 40% cho áo len( tính theo số lượng).
 Ở EU, tốc độ phát triển thị trường áo nữ dệt kim phẳng tăng khoảng 2% mỗi năm trong 3 quý đầu năm 2008, đạt mức tiêu thụ cả năm là 18,6 tỉ EURO.
Thị  trường theo tuổi tác và hành vi mua bán
 Đối tượng tiêu thụ trẻ tuổi( từ 16-25 tuổi) thường coi trọng tính thời trang cao trong quyết định mua quần áo . Ngoài ra, những tiêu chí như chất lượng không phải  quan trọng nhất đối với đối tượng này này. Mặc dù nhóm này có ít khả năng chi tiêu hơn các nhóm khác, họ thường mua các sản phẩm quần áo giá rẻ hơn, nhưng vẫn phải theo các xu hướng thời trang mới nhất.
 
Đối tượng người trưởng thành ( từ 25-45 tuổi ) có nhiều khả năng hơn về mặt tài chính dành cho quần áo. Họ cũng quan tâm đến chất lượng và thời trang, tuy vậy họ chú trọng về độ bền và tính thực tiễn áp dụng được vào cuộc sống hơn.
Do dân số ngày càng già đi tại EU, phần lớn người tiêu thụ quần áo tại các nước ngày càng quan tâm đến, và sẵn sàng trả nhiều hơn cho chất lượng.
 
Xu hướng tiêu thụ 
  • Bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Do thời tiết mùa thu và mùa đông ít lạnh hơn,  áo len đan ngày càng trở nên thông dụng hơn thay thế cho áo khoác ngoài. 
  • Theo mức độ xuất hiện tăng dần trên sàn catwalk, đồ may mặc dệt kim được chú trọng hơn.
  • Cải tiến kỹ thuật sợi giúp đồ may mặc dệt kim dễ xử lý hơn, ví dụ dễ giặt tẩy hơn. Thậm chí, những chất liệu len đã qua xử lý đặc biệt cho phép người ta giặt bằng máy những sản phẩm làm từ cashmere hay các loại sợi mỏng manh khác. Một cải tiến nữa đó là quần áo làm sợi tổng hợp làm cho người mặc không cảm thấy “khó chịu” khi mặc nữa. 
Sản xuất
 
Sản xuất các sản phẩm dệt kim đã và đang được chuyển ra khỏi EU đến các nước nhân công giá rẻ khác, một phần là do sự phát triển ngày càng nhiều các kênh nhập khẩu truyền thống và để các nhà sản xuất tại EU giữ sức cạnh tranh.
 
Theo như Prodcom, giá trị sản xuất giảm nhẹ trong thời kỳ 2005-2007, sau khi đã tăng mạnh trong thời kỳ 2003-2005. Khối lượng sản xuất giảm 2,4% hàng năm, giá trung bình tăng cao hơn 4,4% năm 2007( 10,75 EURO) hơn là năm 2005(10,30 EURO).
 
Một nhân tố khác, ảnh  hưởng tới thay đổi nhỏ trong giá trị sản xuất, là xu hướng thị trường  quan tâm hơn đối với tính “ độc đáo” của các sản phẩm, và  sự cần thiết phải đối ứng nhanh với nhu cầu thị trường thay đổi nhanh và sự phát triển thời trang.
 Ý vẫn là nước đi đầu về thiết kế và sản xuất. Các nước khác có ngành công nghiệp may mặc dệt kim quan trọng là Tây Ban Nha, Romania , UK và Pháp.
Ngành may mặc dệt kim tại EU được coi là tiên tiến về kỹ thuật. Các nhà sản xuất tại EU chú ý về các sản phẩm cao cấp , chú trọng hơn về mặt thiết kế.
 
Cơ hội và các nguy cơ 
  • Chi tiêu cho mặt hàng áo nữ dệt kim phẳng sẽ được giữ ở mức ổn định tại một số nước EU chính trong năm tài khoá 2009-2010. Số quần áo tiêu thụ trên đầu người sẽ bằng hoặc tăng nhẹ hơn giai đoạn trước đó, tuy nhiên giá cả sẽ bị” ép” không được như trước. 
  • Tiêu điểm  vẫn sẽ tập trung vào các mặt hàng theo phong cách thông thường và đi chơi nhưng ở mức độ nông hơn. Bên cạnh xu hướng này, xu hướng dùng hàng làm từ sợi nhân tạo tăng lên , do những cải tiến về kỹ thuật đã được nhắc phía trên, trong khi bông vẫn chiếm vị trí quán quân. 
  • Đồng EURO mạnh làm xuất khẩu từ EU tới khu vực vòng ngoài ( UK, USA, Thuỵ Sỹ)..vv “khó ở” và làm cho xuất khẩu từ các nước đang nhân công giá rẻ như Trung Quốc, Bangladesh, Hong Kong ( tái xuất khẩu từ Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ tới EU rẻ hơn.   
  • Xu hướng thuê làm ngoài từ các nước giá rẻ đã giảm sức sản xuất ở một số nước EU chính, kể cả ở những mặt hàng mang nhiều tính thiết kế. 
  • Bên cạnh những phân khúc thị trường giá thấp truyền thống, phân khúc thị trường giá thường bậc trung cũng tạo nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. 
2.        Xuất nhập khẩu
                Xuất khẩu
Các nước thành viên EU xuất khẩu 592 triệu chiếc áo nữ dệt kim phẳng , đạt trị giá 5,3 tỉ EURO vào năm 2007( so với 478 triệu chiêc, trị giá 5,1 tỉ EURO năm 2005). Đơn giá xuất khẩu trung bình vào khoảng 8,74 EURO/ chiếc ( năm 2005 là 10,69 EURO /chiếc).
Nước đẫn đầu về xuất khẩu là Ý( với 23% trên tổng trị giá kim ngạch XK EU) mặc dù có một thời kỳ giảm mạnh. Xuất khẩu của Ý đạt 1461 triệu EURO năm 2003 ; 1302 triệu EURO năm 2005, hay 1205 triệu EURO năm 2006. Một nước xuất xuất quan trọng khác sau Ý là Đức( với 22% trên tổng trị giá XK EU), sau đó là Pháp( 11%); Bỉ và Tây Ban Nha( đều 7%), UK và Hà Lan ( đều 5%).
Giá trị xuất khẩu xuất đến những nước ngoài EU trong năm 2007 khoảng 19%. Những đối tác chính của EU bao gồm: Nga( 4%/ tổng giá trị xuất khẩu), Thuỵ Sỹ, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông,Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia và Na-Uy.
 
                  Nhập khẩu
EU nhập khẩu 1,46 tỉ chiếc áo nữ dệt kim phẳng (  429 nghìn tấn) , đạt trị giá 8,9 tỉ EURO trong năm 2007. Đơn giá nhập khẩu trung bình vào khoảng 6,07 EURO/ chiếc. Đơn giá nhập khẩu này giảm 15,5% trong khoảng 2003-2007, bị tác động của những yếu tố như cạnh tranh giá cả khốc liệt bên cạnh những nhà cung cấp chính, và một đồng USD yếu hơn.
Cho tới nay , Đức vẫn là nước nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm sản phẩm được theo dõi, mặc dù thời kỳ 2003-2007 lượng nhập khẩu có giảm 8,3%. Thị phần nhập khẩu của Đức chiếm 24% trên tổng giá trị nhập khẩu năm 2007, theo sau là Pháp( 17%), UK(15%),Ý(9%), Tây Ban Nha(8%), Bỉ(6%) và Hà Lan(4%). Úc với 4% đứng thứ 7 , theo sau là Đan Mạch với Thuỵ Điển( đồng hành 2%).
Trung Quốc trở thành đối tác cung cấp chính đối với EU trong năm 2005 , chiếm giữ được vị trí này trong 2 năm sau đó. Tuy nhiên xuất khẩu từ Trung Quốc thay đổi rất nhiều qua các năm , ví dụ giảm 15,4% năm 2006 và tăng 21,9% năm 2007 so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 3% trong 2007 so với mốc 2005; tuy nhiên nhập khẩu từ cả Trung Hoa Đại Lục( gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Macao) tăng 12% năm 2007 so với 2005. Có vẻ như là nhập khẩu tăng từ Hồng Kông do chung chuyển xuất hàng qua tầu các sản phẩm của Trung Quốc qua lãnh địa Hồng Kông- nhằm tránh hạn ngạch.
Những nước cung cấp chính tới thị trường Eu với tốc độ tăng nhanh ( tăng hơn 5% về trị giá trong năm 2007 so viới 2005), bên cạnh Hồng Kông và Macao là Bangladesh( +18%), Campuchia( +8%), Indonesia(+9%) , Ấn Độ ( +7%) và Hàn Quốc( +14%). Những nước khác cũng có tốc độ tăng nhanh, tuy nhiên chiếm thị phần ít hơn là Madagascar và Việt Nam. 
 
 Thị trường nhập khẩu áo nữ dệt kim phẳng tại EU trong năm 2007,  theo loại sợi , chất liệu và xuất xứ (triệu EURO)
 
Bông
Triệu
Euro
Sợi nhân tạo
Triệu
     Euro
Len
Triệu
Euro
Lông
 Triệu Euro
Tổng
Trong đó từ: China Germany Turkey Bangladesh Hong Kong Italy
France
Netherlands Cambodia Belgium Indonesia India
Spain
Portugal
UK Denmark Khác
3,520
 
 
444
423
359
323
232
144
132
122
120
116
107
103
93
75
74
64
589
Tổng
Trong đó từ: China Bangladesh Hong Kong Germany
Italy France Belgium Turkey Cambodia Indonesia Thailand Spain
UK Romania
Morocco Netherlands Khác
3,609
 
 
464
383
346
292
229
207
153
152
133
114
98
94
84
78
78
70
634
Tổng
Trong đó từ: China
Italy
Hong Kong
Germany
Romania France Tunisia Croatia Madagascar Turkey Netherlands Spain
UK Bangladesh
Belgium Portugal Khác
797
 
 
158
150
58
58
42
34
25
24
21
21
19
17
16
15
13
12
114
Tổng
Trong đó từ: China
Italy Madagascar Germany
Bangladesh
UK
Hong Kong
France Romania Netherlands Turkey Cambodia Hungary Belgium Mongolia Spain
Khác
408
 
 
127
63
38
26
20
16
15
12
11
11
10
7
6
6
6
5
29
Nguồn:  Eurostat (2008)
 
Cơ hội và các nguy cơ
 Xuất khẩu từ các nước đang phát triển tới EU mặt hàng áo nữ dệt kim phằng chiếm lượng thị phần ồn định là 47% trong năm 2007.
  •  Bên cạnh đó, nhiều nhân tố như giá cả tăng, thiếu về lượng và chất lực lượng lao động và thời gian vào ra của sản phảm dài hơn hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách về lợi thế so sánh cạnh tranh giữa Trung Quốc với những nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam đang thu hẹp lại.
  •  Cơ chế quá trình sản xuất áo dệt kim phẳng dựa vào yêu cầu của người mua đòi hỏi nhà sản xuât phải phán ứng nhanh. Bởi vì cách trở về địa lý, ví dụ như sợi từ EU, những nhà cung cấp gần đó ( như Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Ma-rốc, Tunisia và các nước khác) có khả năng tốt hơn phản ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường , hơn những nhà cung cấp ở “ xa tít” tại Châu Á.
  • Nhập khẩu từ các nước đang phát triển tăng nhanh hơn tổng lượng xuất khẩu trong những năm tới , do “ giành giật” giao thương giữa các nước trong và ngoài EU.
  •  Đơn giá nhập khẩu cũng sẽ bị “ ép” . Đơn giá thấp hơn cũng làm các nhà sản xuất ở EU ”đau đầu”.
Vinatex
 
 
 

Nguồn: Internet