(VINANET) – Đột ngột giảm mạnh thêm 600 đồng/kg là diễn biến giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sáng nay (12/3). Như vậy so với đầu tuần, giá cà phê đã giảm 1000 đồng/kg chốt tại 37.200 – 38.100 đồng/kg.

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB sáng nay giảm 36 USD từ 1.766 USD/tấn xuống 1.730 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam
Thị trường
Đơn vị
Ngày 09/03
Ngày 11/03
Ngày 12/03
FOB (HCM)
USD/tấn
1.791
1.766
1.730
Đắc Lắc
VND/kg
39.000
38.600
38.000
Lâm Đồng
VND/kg
38.200
37.800
37.200
Gia Lai
VND/kg
39.100
38.700
38.100

Trên thị trường thế giới, giá cà phê trên cả hai sàn cũng đồng loạt giảm với các mức giảm khá, ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp trong tuần.

Tại thị trường London, sàn ICE Futures Europe, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm nhiều nhất với 36 USD/tấn tương đương 1,98% xuống 1820 USD/tấn. Giảm ít nhất ở kỳ hạn tháng 3 với 1,55% xuống 1803 USD/tấn. Hai kỳ hạn tháng 7 và kỳ hạn tháng 9 cùng giảm 34 USD/tấn chốt giá lần lượt tại 1846 USD/tấn và 1871 USD/tấn.

Tại thị trường New York, sàn ICE New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 và kỳ hạn tháng 5 cùng giảm 3,3 cent/lb tương đương 2,5 – 2,57% chốt giá lần lượt tại 128,4 cent/lb và 131,75 cent/lb. Cùng giảm 3,2 cent/lb tương đương 2,32 – 2,37% là diễn biến giá kỳ hạn tháng 7 và tháng 9 chốt lần lượt tại 135,05 cent/lb và 137,95 cent/lb.

Giá cà phê robusta tại London ngày 12/03 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
1803
-28
-1,55 %
05/15
1820
-36
-1,98 %
07/15
1846
-34
-1,84 %
09/15
1871
-34
-1,82 %

Giá cà phê arabica tại NewYork ngày 12/03 (Đơn vị tính: Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
128,4
-3,3
-2,57 %
05/15
131,75
-3,3
-2,5 %
07/15
135,05
-3,2
-2,37 %
09/15
137,95
-3,2
-2,32 %

Các nhà đầu cơ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu cơ tích trữ hạt cà phê robusta, một loại cà phê giàu caffeine được sử dụng trong cà phê hòa tan và pha trộn. Việc tích trữ đó vẫn là một ẩn số cho tới tận khi được xuất khẩu, điều này đã làm đe dọa đến sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.

Việc tích trữ có thể làm giảm các chuyến hàng xuất khẩu cà phê robusta ra thị trường quốc tế của Việt Nam trong tháng 3, là tháng thứ 2 liên tiếp, làm trầm trọng thêm sự khan hiếm trong nguồn cung toàn cầu. Trong tháng 10 và 12, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 11% so với một năm trước ở mức 8,94 triệu bao. Ngay cả khi kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3 này tương tự như trong tháng 2 vừa qua, thì tổng kim ngạch từ tháng 10 đến tháng 3 sẽ vẫn thấp hơn ¼ so với cùng kì năm ngoái. Xu hướng giảm trong xuất khẩu có thể làm tăng thâm hụt toàn cầu, mà theo một số ước tính thâm hụt có thể nghiêm trọng nhất trong gần một thập kỷ qua.

Mưa sẽ là yếu tố thuận lợi đối với tình hình sản xuất của niên vụ 2015/2016, và khiến giá cà phê giảm xuống. Các nhà đầu cơ sẽ có ít động cơ để tích trữ. Việt Nam xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, nhưng kim ngạch chỉ đạt hơn 3,4 tỉ USD. Trong khi đó, tại một số nước trồng cà phê mỗi năm thu về 10 tỉ USD. Điều đó cho thấy dù nước ta có sản lượng cà phê lớn nhất nhưng giá trị đạt được lại quá thấp.

Hòa Phạm
Nguồn: Vinanet/Giacaphe.com