(VINANET) – Sau khi hồi phục trở lại vào phiên trước, sáng nay (25/3) giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên quay đầu giảm trở lại 400 đồng/kg chốt giá tại 37.900 – 38.800 đồng/kg.

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB sáng nay giảm 20 USD xuống 1.758 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam
Thị trường
Đơn vị
Ngày 20/03
Ngày 24/03
Ngày 25/03
FOB (HCM)
USD/tấn
1.725
1.778
1.758
Đắc Lắc
VND/kg
38.300
38.800
38.400
Lâm Đồng
VND/kg
37.800
38.300
37.900
Gia Lai
VND/kg
38.700
39.200
38.800

Trên thị trường thế giới, một màu đỏ bao phủ toàn bộ hai sàn kỳ hạn với mức giảm khá.

Tại thị trường London, sàn ICE Futures Europe, giá cà phê robusta giảm hơn 1%. Kỳ hạn tháng 3 và kỳ hạn tháng 5 cùng giảm 20 USD/tấn xuống lần lượt tại 1793 USD/tấn và 1818 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 7 và kỳ hạn tháng 9 giảm 19 USD/tấn chốt giá lần lượt tại 1845 USD/tấn và 1871 USD/tấn.

Tại thị trường New York, sàn ICE New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 4,55 cent/lb tương đương 3,31% xuống 137,3 cent/lb. Kỳ hạn tháng 7 và kỳ hạn tháng 9 cùng giảm 4,6 cent/lb chốt giá lần lượt tại 140,55 cent/lb và 143,55 cent/lb. Giảm ít nhất ở kỳ hạn tháng 12 với 3,15% chốt giá cao nhất phiên tại 147,5 cent/lb.

Giá cà phê robusta tại London ngày 25/03 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
03/15
1793
-20
-1,12 %
05/15
1818
-20
-1,1 %
07/15
1845
-19
-1,03 %
09/15
1871
-19
-1,02 %

Giá cà phê arabica tại NewYork ngày 25/03 (Đơn vị tính: Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
05/15
137,3
-4,55
-3,31 %
07/15
140,55
-4,6
-3,27 %
09/15
143,55
-4,6
-3,2 %
12/15
147,5
-4,65
-3,15 %
   
Chỉ số USD chững lại trong khi đồng Real Brazil tăng vọt khiến cho giá cà phê gặp bất lợi trên cả hai sàn giao dịch.

Trong tháng ba, lượng hàng xuống tàu được giới thương nhân quốc tế dự kiến khoảng 100.000 – 120.000 tấn (1,65 – 2 triệu bao), chủ yếu là cà phê robusta của Việt Nam. Thị trường đang quan ngại với mức dự báo này.

Hiệp hội các nhà Công nghiệp và Xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) dự kiến sản lượng cà phê năm 2015 của quốc gia xếp thứ tư thế giới ước khoảng 650 – 700 ngàn tấn (tương đương 10,83 – 11,67 triệu bao), giảm khoảng 1,62 % – 8,65 % so với sản lượng 711.513 tấn của năm 2014. Có sự sụt giảm này là do thời tiết bất lợi với lượng mưa không đủ, thời tiết quá khô đã gây tác hại lên sản lượng.

Lượng xuất khẩu của Indonesia được nhận định ở mức 350.000 tấn trong năm 2015 so với con số của năm 2014 là 382.774 tấn.

Hòa Phạm
Nguồn: Vinanet/Giacaphe.com