Thị trường điều thế giới năm 2009 tương đối yên tĩnh. Vào những tuần cuối năm, giá điều loại W240 ở mức khoảng 3,10 USD/lb, W320 giá khoảng 2,90 USD/lb, W450 khoảng 2,60 USD/kg, fob.

Thị trường hạt điều thế giới 2 tháng đầu năm 2010 giảm mạnh, đúng như dự báo, do nhu cầu yếu, nhất là từ các thị trường lớn là Mỹ và Châu Âu.

Từ mức trên 3 USD/lb, giá điều giảm xuống dưới 3 USD/lb.

Việc Trung Quốc và Việt Nam nghỉ Tết cổ truyền khiến cho thị trường điều thế giới càng thêm trầm lắng.

Sang tháng 3, thị trường sôi động trở lại. Tiêu thụ tăng từ Ấn Độ và Trung Quốc, cộng với lượng xuất khẩu tăng sang nhiều thị trường khác, khiến giá hồi phục nhanh.

Giá hạt điều thế giới, USD/lb, fob:

Loại

19/3/10

23/2/10

14/2/10

1/2/10

26/1/10

30/12/09

W240

3,05

2,85 - 2,90

2,95

2,90 -3,00

2,95

3,10

W320

2,80

2,60 -2,65

2,70 - 2,75

2,70-2,80

2,55

2,90

W450

2,60

2,45

2,50

2,50-2,55

2,55

2,60

Tuy nhiên, lúc này rất khó dự báo về xu hướng giá, bởi nguồn cung đang tăng mạnh.

Thời tiết ở những nước trồng điều lớn là Việt Nam, Ấn Độ và Tây Phi những tháng qua bình thường, hứa hẹn nguồn cung điều năm nay khá dồi dào.

Tiêu thụ điều ở Châu Á đang tăng nhanh. Hiện khu vực này tiêu thụ khoảng 50% cung điều thế giới, gấp hơn 2 lần mức dưới 25% khoảng 10 năm trước đây. Trước đây, Mỹ và Châu Âu là hai khu vực tiêu thụ điều lớn nhất thế giới.

Triển vọng giá giảm xuống dưới mức 2,5 USD/lb là rất khó xảy ra, bởi giá giảm mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động mua vào từ phía các nhà rang xay.

Ngày 22/3, tại tỉnh Bình Phước, đại diện các nước có sản lượng điều lớn của thế giới như Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Liên hiệp các nước trồng điều châu Phi đã có buổi họp và thống nhất sẽ cùng nhau thành lập Hiệp hội điều thế giới vào ngày 21/5 tới. Buổi ra mắt Hiệp hội điều thế giới sẽ diễn ra tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo ông Bùi Văn Thạch- phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, lễ hội “Quả điều vàng” Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Bình Phước từ ngày 20 đến 23/3/2010 sẽ là dịp để tôn vinh và khuyến khích người trồng điều cả nước, đồng thời khẳng định thương hiệu điều Việt Nam với thế giới.

Bên lề cuộc họp, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, cho biết Hiệp hội điều thế giới có chức năng bảo vệ người trồng điều cũng như bảo vệ giá trị hàng hóa cho các quốc gia có trồng và chế biến sản phẩm từ hạt điều như kẹo điều, rượu điều, cồn sinh học, các món ăn chế biến từ điều cũng như các sản phẩm đồ gỗ nội thất làm từ cây điều.

Hiệp hội điều thế giới sẽ hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, trong đó, vị trí chủ tịch hiệp hội điều sẽ do các nước luân phiên nắm giữ và điều hành toàn bộ Hiệp hội điều thế giới.

Theo ông Học, trước buổi ký kết thành lập Hiệp hội điều thế giới, các nước sẽ bầu ra chủ tịch hiệp hội dựa trên nguyên tắc là nước nào có sản lượng thu hoạch (tính đến 21/5) lớn nhất sẽ giữ chức chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội điều thế giới.

Hiện cả thế giới có 32 nước tham gia trồng điều, trong đó, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil là 3 nước có diện tích trồng điều lớn nhất, chiếm hơn 70% sản lượng điều của cả thế giới. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 450.000 héc ta điều, với năng suất trung bình từ 1 - 1,5 tấn/héc ta/năm. Dự kiến trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam vào khoảng 1 tỉ đô la Mỹ.

Trong 32 nước trồng điều trên thế giới, Việt Nam là một trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 450.000 ha điều, sản lượng chế biến, xuất khẩu điều tăng nhanh hàng năm.

Từ năm 2006 đến nay, ngành điều Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng. Năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm 2008 đạt 920 triệu USD.

Riêng năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 850 triệu USD. Với sự đầu tư máy móc thiết bị, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ đạt 1 tỷ USD. Bình Phước là địa phương có diện tích điều lớn nhất nước với gần 200 nghìn ha (45% diện tích điều cả nước). Năng suất bình quân đạt từ 1,5 đến 2 triệu tấn/ha.

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ USD.

Bên cạnh việc xuất khẩu nhân điều, dự báo trong năm tới, việc chế biến các sản phẩm từ trái điều như cồn khô, thực phẩm… sẽ gia tăng đáng kể.

Hiện Việt Nam có trên 200 nhà máy chế biến và xuất khẩu nhân điều với hơn 200.000 công nhân và khoảng 800.000 người dân tham gia trồng điều. Với sản lượng và kim ngạch như dự đoán, ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới. Trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành điều Việt Nam là tình trạng thiếu nguyên liệu của các nhà máy chế biến hạt điều.

Xuất khẩu nhân điều của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4/2009 - tháng 2/2010 giảm cả về khối lượng và trị giá, mặc dù xuất khẩu trong những tháng 1 – 2/2010 tăng mạnh. Tổng xuất khẩu trong 11 tháng đầu tài khoá này đạt 92.645 tấn, trị giá 24.889 triệu Rupi (522,66 triệu USD), so với 100.124 tấn trị giá 27.551,8 triệu Rupi (605,40 triệu USD) cùng kỳ tài khoá trước.

Các thương nhân cho biết, tiêu thụ trong nước có lợi hơn do giá giảm trên thị trường quốc tế. Giá giảm đã xoá bỏ hy vọng của thương nhân Ấn Độ mong muốn đạt được số lượng xuất khẩu hạt điều như năm ngoái với 29.500.000 Rupi (khảng 655 triệu USD). Trong 11 tháng đầu năm tài chính kết thúc vào tháng mười hai, xuất khẩu ước tính đạt 24.889.200 Rupi (khoảng 553 triệu USD).

Cũng theo số liệu từ CEPC, do USD mất giá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ giảm trong thời gian qua. Giá xuất khẩu hạt điều nhân đã giảm từ 273,81 Rupi/kg xuống còn 268,75 Rupi/kg trong kỳ từ tháng 4/2009 đến 2/2010 so với cùng kỳ của năm trước. Trong kỳ từ tháng 4/2009 đến 2/2010, Ấn Độ đã nhập khẩu hạt điều thô nhiều hơn so với từ trước đến nay từ thị trường Tây Phi. Nhập khẩu điều thô đã tăng 23% trong 11 tháng đầu của năm tài chính 2009-2010.

Trái lại, nhập khẩu nhân điều thô trong tài khoá này tăng mạnh, đạt 726.095 tấn trị giá 29.079,7 triệu Rupi (610,66 triệu USD), so với 589.299 tấn trị giá 25.581,2 triệu Rupi (562,10 triệu USD) cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu điều nhân thô trong 2 tháng đầu năm nay đạt 88.558 tấn, với đơn giá 51,73 Rupi/kg, tăng mạnh so với 47,36 Rupi cùng kỳ năm ngoái.

Đơn giá điều nhân thô trung bình trong tài khoá này là 40,05 Rupi/kg, so với 43,41 Rupi của tài khoá 2008/09.

Diện tích trồng điều ở Ấn Độ giảm 10% chắc chắn sẽ khiến sản lượng của nước này giảm ít nhất 4% trong năm nay. Đó là kết quả một cuộc điều tra vừa được công bố.

Hiệp hôi Chiết xuất Dung môi Ấn Độ dự báo sản lượng điều quốc gia năm nay sẽ đạt 934.000 tấn, so với 976.000 tấn năm ngoái.

Diện tích trồng điều ở Ấn Độ niên vụ này giảm xuống 740.000 hécta, so với 826.000 hécta năm ngoái. Điều đó sẽ được bù lại một phần bởi năng suất tăng, đạt 1.261 kg/hécta (so với 1,18 kg/hécta năm ngoái).

Sản lượng điều của các bang Ấn Độ:

Bang

2008/09

2009/10

 

Diện tích

(hécta)

Sản lượng

(tấn)

Năng suất

(Kg/hécta)

Diện tích

(hécta)

Sản lượng

(tấn)

Năng suất

(Kg/hécta)

Gujarat

415.000

725.000

1.608

437.000

734.000

1679

Rajasthan

127.000

137.000

1.076

118.000

126.000

1065

A.P

192.000

71.000

369

135.000

44.000

325

Các bang khác

56.000

43.000

760

50.000

30.000

600

Tổng cộng

826.000

976.000

1180

740.000

934.000

1261

 (Vinanet)