* Giá hàng hoá đồng loạt giảm trong phiên giao dịch cuối tuần do động đất ở Nhật Bản – nước tiêu thụ hàng hoá lớn thứ 3 thế giới
    * Giá dầu giảm, thị trường quan sát tình hình chính trị ở Saudi
    * Giá đồng đảo chiều, Chile tạm dừng xuất khẩu

(VINANET) - Theo nguồn tin Reuters, các thị trường hàng hoá bị chấn động mạnh vào phiên giao dịch cuối tuần, 11/3/2011, ngay sau trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản. Giá hầu hết các loại hàng hoá, từ dầu, hàng hoá nhẹ tới ngũ cốc đều giảm, do lo sợ trận động đất ảnh hưởng xấu tới nhu cầu, kéo giá hàng hoá trong tuần giảm mạnh nhất kể từ nhiều tháng nay.

Trận động đất cực mạnh lên tới 8,9 độ Richter xảy ra tại Nhật Bản trưa 11/3 gây ra cơn sóng thần cao tới 10 mét, tàn phá nhiều khu vực của quốc gia thường xuyên xảy ra địa chấn này, khiến nhiều cảng biển, nhiều nhà máy điện và nhiều nhà máy lọc dầu phải tạm đóng cửa, khiến thị trường hàng hoá giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 7 tới nay. Giới phân tích nhận định, thiên tai là một mối nguy hại mới với nền kinh tế.

Hiện tại, động đất làm giảm nhập khẩu dầu thô của Nhật, sau khi hãng lọc dầu lớn nhất nước này JX Nippon Oil & Energy Corp phải tạm dừng hoạt động ở 3 nhà máy và cháy 1 bể chứa của Cosmo Oil Co. – hai hãng chiếm khoảng 20% tổng công suất lọc dầu của nước này.

Song về lâu dài, nhu cầu nhập khẩu năng lượng sẽ tăng lên, đối với cả dầu và khí thiên nhiên.

Chỉ số giá 19 loại hàng hoá nguyên liệu -Reuters Jeffries CRB- đã giảm 0,7% xuống 351,88 điểm trong ngày 11/3/2011.

Dầu mỏ nằm trong số những thị trường mất giá thảm hại nhất trong phiên giao dịch cuối tuần, đã lấy đi toàn bộ thành quả của những nỗ lực tăng điểm mấy ngày trước do bạo lực leo thang ở Trung Đông. Giá dầu Brent có lúc giảm xuống chỉ 112,25 USD/thùng, và kết thúc tuần ở mức 113,30 USD/thùng, giảm 1,9% so với phiên đóng cửa hôm trước đó. Tính chung cả tuần, dầu Brent đã có tuần giảm giá đầu tiên kể từ tháng 1, và cũng là tuần giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 8 đến nay.

Giá đồng cũng giảm mạnh. Đồng là kim loại rất nhạy vảm với tình hình kinh tế.

Động đất tại Nhật Bản cùng các lý do khác đã khiến dòng tiền chạy khỏi thị trường kim loại đỏ một cách mạnh mẽ, và đẩy giá ra xa hơn mức kỷ lục thiết lập hồi tháng trước.

Giá đồng giao sau 3 tháng tại Sở giao dịch Kim loại London rơi xuống mức thấp nhất của 3 tháng là 8,992 USD/tấn trước khi hồi phục lên 9.190 USD/tấn vào lúc đóng cửa phiên 11/3.

Tuy nhiên, Nhật bản chỉ tiêu thụ khoảng 5% sản lượng đồng thế giới, trong khi Trung Quốc chiếm tới 40%.

Thị trường nông sản, đặc biệt là ngũ cốc, vốn đã yếu đi bởi dự báo nguồn cung tăng từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, càng bị ảnh hưởng hơn bởi thông tin ở Nhật. Giá lúa mì giảm 2,7% trong phiên cuối tuần khi triển vọng nhu cầu không còn lạc quan như trước.

Giá cà phê thì càng rời xa mức cao 34 năm và giá ca cao cũng giảm mạnh. Hai thị trường này không thể đứng vững cho dù có các yếu tố hỗ trợ, bao gồm thiếu hụt nguồn cung cà phê chất lượng cao và khủng hoảng chính trị leo thang ở nước trồng ca cao nhiều nhất thế giới.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giá giảm 6,2 US cent hay 2,2%, xuống 2,7440 USD/lb, trong khi cacao kỳ hạn tháng 5 giá giảm 33 USD, hay 1% xuống 3.420 USD/tấn.

Vàng nằm trong số ít những mặt hàng lội ngược dòng tăng giá bởi lại hấp dẫn các nhà đầu tư khi triển vọng kinh tế hồi phục càng trở nên mong manh.

Giá khí đốt tự nhiên phiên cuối tuần tăng 1,5% so với phiên giao dịch trước, lên 3,889 USD/mBt, bởi dự báo nhu cầu từ Nhật sẽ tưng lên trong khi thị trường toàn cầu khan hiếm.

    Giá hàng hoá thế giới ngày 11/3/2011:

Hàng hoá

ĐVT

Giá 11/3/11

+/- so với 10/3

+/- so với 10/3 (%)

So với 11/3/2010

Dầu thô

USD/thùng

 100,59

-2,11

-2,1%

 10,1%

Dầu brent

USD/thùng

113,44

-1,99

-1,7%

 19,7%

Khí đốt thiên nhiên

USD/galon

3,889

0,059

 1,5%

-11,7%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1421,80

 9,30

 0,7%

0,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1418,80

 1,25

 0,1%

0,0%

Đồng Comex

Cent/lb

 420,75

 1,00

 0,2%

 -5,4%

Đồng LME

USD/tấn

 9190,15

-0,85

 0,0%

 -4,3%

Dollar

 

 76,730

 -0,546

-0,7%

 -2,9%

CRB

 

351,880

 -2,570

-0,7%

5,7%

Ngô

Cent/bushel

659,25

 -17,00

-2,5%

4,8%

Đậu tương

Cent/bushel

 1326,50

 -22,25

-1,7%

 -4,8%

Lúa mì

Cent/bushel

695,00

 -19,00

-2,7%

-12,5%

Cà phê

Cent/lb

 274,40

-6,15

-2,2%

 14,1%

Ca cao

USD/tấn

3412,00

 -33,00

-1,0%

 12,4%

Đường

Cent/lb

28,86

 0,15

 0,5%

-10,1%

Bạc

USD/ounce

 35,935

0,869

 2,5%

 16,2%

Bạch kim

USD/ounce

1781,70

16,10

 0,9%

0,2%

Palađi

USD/ounce

 765,50

-0,90

-0,1%

 -4,7%

(Thu Hải – Theo Reuters)