Lúa gạo

Tại An Giang giá lúa gạo xuất khẩu tăng lại khá mạnh: lúa tăng 150 đ lên 5.650dd/kg, gạo nguyên liệu tăng 170-200 đ lên 7.170 – 7.300 đ/kg; các loại thành phẩm xuất khẩu tăng 160-370 đ/kg: 55 lên 8.250 đ/kg, 10% lên 8.170 đ/kg, 25% lên 7.550 đ/kg….

Cũng như An Giang, tại Hậu Giang giá lúa gạo cũng tiếp tục giảm: lúa giảm 100 đ còn 5.400 đ/kg, gạo nguyên liệu giảm 50-100 đ còn 7.000 – 7.250 đ/kg, thành phẩm 5% giảm 150 đ còn 8.250 đ/kg; 25% giảm 300 đ còn 7.500 đ/kg.

Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, tính đến ngày 6/12, lượng gạo xuất khẩu đã là 7.256 triệu tấn, vượt qua lượng gạo xuất khẩu của cả năm 2011 và giá trị thu về là 3,234 tỉ USD, thấp hơn 273 triệu USD so với năm 2011. VFA dự báo năm 2012 lượng gạo xuất khẩu khoảng 7,7 triệu tấn, giá trị thu về ở mức trên dưới 3,5 tỉ ISD.

Thủy sản

Giá mua cá tra nuôi hầm tại An Giang tăng 1000 đ lên 20.000-21.500 đ/kg.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu cá tra trong những tháng cuối năm tiếp tục giảm. Trong số 8 thị trường xuất khẩu chính thì có đến 5 thị trường gồm EU, ASEAN, Mexico, Brazil và Ả Rập Xê Út bị sụt giảm; 2 thị trường khác là Mỹ và Colombia có xu hướng giảm; chỉ duy nhất thị trường Hồng Kông là tăng trưởng.

Cụ thể, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng đều từ đầu năm nhưng bắt đầu sụt giảm từ tháng 8, đến tháng 10 và 11 đã giảm trên 20%/tháng so với cùng kỳ. Còn ở thị trường EU, giá trị xuất khẩu giảm liên tục trong 8 tháng, có tháng giảm đến 29% so với cùng kỳ.

Thực phẩm khô rục rịch tăng giá

Tại các chợ và cửa hàng thực phẩm, giá các loại thực phẩm khô và đặc sản dành cho tết đã bắt đầu tăng giá từ 3 – 10% so với đầu tháng 12.

Hiện tôm khô loại nhỏ có giá 550.000 đồng/kg, tôm khô cỡ vừa khoảng 650.000 – 750.000 đồng/kg và tôm khô cỡ lớn trên 800.000 đồng/kg.

Các món khô sò điệp, cá lóc, cá sặt, cá sửu… loại ngon, khách muốn mua phải dặn trước. Các loại hạt khô, mứt tết đã nhích giá thêm từ 5.000 – 30.000 đồng/kg. Cao giá nhất là hạt điều loại ngon: 350.000 đồng/kg, hạt sen sấy: 340.000 đồng/kg, hạt dẻ: 300.000 đồng/kg… Các loại hạt dưa, bí, hướng dương đã tăng giá 5%, hiện ở mức 70.000 – 150.000 đồng/kg; các loại mứt dừa, bí, khoai… có giá từ 80.000 – 150.000 đồng/kg.

Giá thực phẩm tăng nhẹ

Giá các mặt hàng thực phẩm đang có xu hướng tiếp tục nhích lên sau khi biến động những ngày trước. Theo các tiểu thương, tăng mạnh vẫn là những mặt hàng thực phẩm tươi sống.

Những mặt hàng này đang có nhu cầu tiêu dùng cao như rau củ, thịt gia cầm, thủy hải sản... phục vụ ngày cuối tuần và lễ Giáng sinh.

Theo đó, giá thịt gia cầm đã tăng thêm 2.000 đồng/kg so với tuần trước, giá gà tam hoàng lên 68.000 đồng/kg, gà ta 105.000-115.000 đồng/kg, các loại rau củ như xà lách, khoai tây, rau cải cúc, bó xôi đều tăng ít nhất 1.000-2.000 đồng/kg. Mặt hàng thủy hải sản cũng tăng như mực lá 165.000 đồng/kg, mực ống 145.000 đồng/kg, tôm sú 195.000 đồng/kg...

Tại các siêu thị, dự báo sức mua sẽ tăng đột biến vào một số nhóm hàng thịt gia cầm, bánh mì, thực phẩm chế biến sẵn... Nhiều nơi đã tăng lượng hàng dự trữ bên cạnh chương trình khuyến mãi rầm rộ.

Giá điện tăng thêm 5%

Từ 22-12, giá điện bình quân được điều chỉnh tăng thêm gần 5%, từ mức 1.369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh.

Đây là lần tăng giá điện thứ hai trong năm nay.

Theo Bộ Công thương, bậc 1 hộ nghèo với 50kWh vẫn giữ nguyên mức 933 đồng/kWh. Từ bậc thứ hai, đối với các hộ thu nhập thông thường, từ 0 đến 100kWh, giá điện tăng 66 đồng/kWh, từ 1.284 đồng lên 1.350 đồng; từ 101 đến 150kW tăng 88 đồng, từ 1.457 đồng lên 1.545 đồng/kWh; tiêu thụ 151 - 200kWh tăng 104 đồng/kWh; từ 201 đến 300kWh tăng thêm 108 đồng/kWh; từ 301 đến 400kWh tăng 112 đồng/kWh và từ 401kWh tăng thêm 115 đồng/kWh.

Đối với những nơi chưa có điện lưới quốc gia, giá điện do UBND cấp tỉnh phê duyệt nhưng không được ngoài mức sàn, trần lần lượt là 2.156 đồng/kWh và 3.593 đồng/kWh.

 

Nguồn: Vinanet