Giá cua biển thương phẩm ở Trà Vinh giảm mạnh

Các hộ nuôi cua biển ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, khonagr hơn 1 tháng nay giá cua biển trên địa bàn tỉnh liên tục giảm mạnh. Cụ thể cua y (cua đực) loại 2 đến 3 con/kg có giá từ 200.000 – 220.000 đ/kg nay chỉ còn 100.000 đồng/kg; cua gạch son loại I (2 đến 3 con/kg) giá từ 400.000 đến 450.000 đ/kg cũng giảm còn 200.000 – 220.000 đ/kg; tương tự cua cái xo, cua thịt và cua xô giảm từ 90.000 – 120.000 đ/kg xuống 50.000 – 80.000 đ/kg.

Nguyên nhân, theo các thương lái giá cua giảm mạnh do phong trào nuôi cua biển ở vùng ngập mặn, ven biển các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nưh Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre phát triển mạnh. Thêm vào đó, ngưn dân vùng biển đang vào vụ khai thác cua biển tự nhiên. Trong khi nhu cầu cua xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Cămpuchia… và tiêu thụ nội địa tại các thành phố lớn trong nước hiện đang có xu hướng giảm mạnh khiến cung vượt cầu.

Giá thép công nghiệp nội địa ổn định

Theo Bản tin thị trường, giá thép nội dịa Việt Nam tại thị trường Tp.HCM vẫn đang trong tình trạng bình ổn. Giá thép tấm SS400 được chào ra ở nhiều mức giá như 13.300 – 13.400 VND/kg, tuy nhiên cũng nhiều nơi bán với giá thấp hơn 100-200 VND/kg tùy theo số lượng và thanh toán của khách hàng. Người bán dường như khá linh động trong việc đàm phán giá cả.

Mặt hàng tiêu thụ có số lượng lớn nhất hiện nay có thể nói là độ dày 2.0mm với các tiêu chuẩn SAE1006 1008 đang có dải chào giá khá rộng. Các công ty có hàng đang chào từ 13.400 VND/kg đối với hàngMMK, hoặc Tata cho đến 14.000 VND/kg cho các xuất xứ Đài Loan, Hàn Quốc có chất lượng cao hơn. Tùy mặt hàng có thể có sự giảm giá phù hợp, nhưng các nhà máy cán dường như chỉ chấp nhận ở mức 13.200 – 13.300 VND/kg tương đương với giá nhập khẩu khoảng 560 USD CFR HCM/HP.

Giá thép kéo dây cũng đang loanh quanh ở mức chào 13.100 – 13.200 VND/kg, nhưng cũng có một số đơn hàng được chốt với giá dưới 13.00 VND/kg.

Giá điều tăng nhưng cung không đủ cầu

Theo nguồn PLTP, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết những ngày đầu tháng 8-2013, giá nhân điều xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng cao, hiện đạt khoảng 7.500-7.600 USD/tấn.

Thị trường xuất khẩu điều nhân giao dịch sôi động từ đầu tháng 8, giá hiện tại cao hơn 500-700 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu nhân điều để chuẩn bị cho dịp tết Trung thu, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cũng tăng cường mua hàng phục vụ các dịp lễ cuối năm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp điều nước ta đã phải từ chối ký thêm hợp đồng đơn hàng mới do nguồn cung hạn chế. Dự báo từ nay đến tháng 10-2013, thị trường xuất khẩu điều sẽ sôi động do nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, giá có thể tiếp tục tăng vì nguồn cung hạn hẹp do thiên tai, hạn hán làm giảm năng suất điều.

Nhập khẩu ti-vi tăng mạnh

Dẫn nguồn từ TBKTSG, theo tin từ Bộ Công Thương, trong tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 62.000 chiếc ti-vi, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà sản xuất cũng như phân phối mặt hàng ti-vi cho rằng sở dĩ mặt hàng này có sức mua cao vì gần 60% sản phẩm giảm giá. Bên cạnh đó mẫu mã, tính năng ti-vi năm nay đa dạng.

Từ quí 2 vừa qua, các hãng điện tử Sony, Samsung, LG, Panasonic, Toshiba… đã đưa vào thị trường Việt Nam 50- 60 mẫu sản phẩm ti-vi thông minh 2013. Nhiều hãng cũng tung ra dòng ti-vi công nghệ LED giá rẻ, chỉ tương đương loại LCD.

Theo khảo sát của Công ty GFK Việt Nam, Sony, Samsung và LG đang là 3 nhà sản xuất ti-vi được người tiêu dùng Việt Nam chọn lựa. Sony chiếm vị trí dẫn đầu về thị phần TV trong suốt, LG giữ thị phần lớn hơn ở phân khúc sản phẩm TV 3D.

Các siêu thị điện máy cũng tung ra nhiều chương trình rút thăm trúng thưởng để kích cầu sản phẩm.

Sữa nội không sử dụng nguyên liệu nhiễm khuẩn

Theo nguồn Tuoitre.online, sau khi thông tin về sản phẩm sữa được sản xuất bởi Công ty Fonterra (New Zealand) bị nghi nhiễm độc, các doanh nghiệp sữa được sản xuất trong nước đồng loạt lên tiếng khẳng định không sử dụng nguyên liệu của Fonterra.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Quang Trung cho hay tính đến chiều 6-8, chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc do sử dụng sữa nhiễm khuẩn tại VN. Hiện các nhà cung cấp thu hồi gần hết sữa thuộc 12 lô nghi nhiễm khuẩn của hai công ty, số còn lại yêu cầu hoàn tất thu hồi trong ngày 7-8.

Riêng sữa Karicare nhiễm khuẩn, có hai công ty đã công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm này tại VN, nhưng một công ty từ năm 2011 đến nay chưa nhập sản phẩm, công ty còn lại nhập loại sản phẩm dành cho lứa tuổi khác với lô nhiễm khuẩn. Với sản phẩm Dumex Gold 2 cho trẻ 6-12 tháng tuổi thuộc nhóm bị thu hồi, ông Trung cho biết đã có 190 lon được bán ra thị trường, nhưng công ty đã nhanh chóng tiến hành thu đổi.

Giám đốc đối ngoại Công ty Vinamilk, cho biết doanh nghiệp này không có bất cứ sản phẩm nào sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate của Công ty Fonterra. Nguyên liệu mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột của Vinamilk đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU.

Nutifood không nhập khẩu nguyên liệu đạm whey protein từ Công ty Fonterra, giám đốc truyền thông Công ty Nutifood, khẳng định. Hiện nay Nutifood chỉ sử dụng nguyên liệu whey protein duy nhất cho sản phẩm Slim Max (thực phẩm giảm cân cho người lớn), nguồn nguyên liệu này nhập khẩu từ Công ty Hilmar Ingredients (Hoa Kỳ). Đối với các dòng sản phẩm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, Công ty Nutifood đang hợp tác sản xuất và nhập khẩu nguyên lon từ Tập đoàn Hochdorf (Thụy Sĩ).

Tương tự, đại diện Công ty FrieslandCampina VN cho biết không mua bất kỳ lô hàng nào bị nhiễm khuẩn từ Fonterra.

 
 

Nguồn: Vinanet