Giá ngũ cốc thế giới tuần qua tăng khá mạnh do lo ngại nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm nay mặc dù sản lượng tăng. Trái lại, giá cà phê và ca cao có sự điều chỉnh, giảm khá mạnh sau nhiều tuần tăng nóng. Cao su hồi phục trở lại sau khi giảm mạnh kể từ thảm hoạ động đất ở Nhật Bản.

Trên thị trường trong nước, giá ca cao, điều thô và gạo giảm, riêng cà phê tăng giá trái với xu hướng thế giới, còn đường ổn định.

Ngũ cốc:

Trên thị trường thế giới, giá lúa mì và ngô tăng tuần thứ 2 liên tiếp do lo ngại cung vẫn không theo kịp cầu. Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cho biết thị trường ngũ cốc thế giới sẽ “tiếp tục khan hiếm” trong vụ tới ngay cả khi sản lượng tăng. Theo IGC, sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ tăng 4,6% lên 1805 tỷ tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2012, trong khi tiêu thụ sẽ tăng 1,1% lên 1808 tỷ tấn. Các nhà kinh doanh ngũ cốc đang theo dõi sát sao thời tiết ở Mỹ - quốc gia sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Trung Quốc, nước tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới, đã mua 116.000 tấn lúa mì Mỹ trong tuần kết thúc vào 17/3, mức cao chưa từng có kể từ tháng 7/2005. Indonesia và Malaysia cũng đang tích cực mua lúa mì từ Mỹ. Tuần này, các khách hàng châu Á, trong đó có Thái Lan, có thể nhập khẩu lúa mì mặc dù giá đang tăng.

Giá ngô tuần qua cũng tăng mạnh không chỉ do thời tiết ở Mỹ mà còn bởi khách hàng đang tích cực mua vào. Indonesia đang nhập khẩu bắp Ấn Độ để cố gắng đảm bảo đủ cung những thực phẩm chủ chốt, với khối lượng mua gần đây lên tới 300.000 tấn, mức cao nhất trong vòng ít nhất 2 năm. Ngoài ra, Bangladesh, Nepal và Sri Lanka cũng đang săn lùng ngô Ấn Độ, và có thể sẽ ký được hợp đồng mua trong tuần này.

Trên thị trường lúa gạo, việc Philippine quyết định nhập khẩu 200.000 tấn gạo Việt Nam đã làm sôi động trở lại thị trường này sau nhiều tuần trầm lắng. Bangladesh tuần này cũng đã ký 2 hợp đồng liên chính phủ với khối lượng mua tổng cộng 400.000 tấn, chưa xác định xuất xứ. Tuy nhiên, lúa gạo Thái Lan không thu hút được khách hàng bởi giá cao hơn nhiều so với gạo Việt Nam.

Cà phê – cacao:

Cà phê arabica mất mốc cao kỷ lục của 39 năm đạt được hôm 9/3 (2,9665 US cent/lb), song vẫn ở mức tương đối cao. Mặc dù giảm giá trong tuần qua, song nhìn chung cà phê vẫn đang được hậu thuẫn về giá bởi dự trữ tiếp tục thấp.

Một số nhà sản xuất cà phê Việt Nam đã trì hoãn việc giao cà phê để tránh lỗ sau khi giá giảm mạnh gần đây khiến giá cà phê Việt Nam tăng trái chiều với giá thế giới. Giá cà phê tại London đã tăng lên mức kỷ lục cao 3 năm là 2.661 USD/tấn vào tuần trước do lo ngại thiếu cung, nhưng đã giảm trở lại mức 2.608 USD/tấn hiện nay.

Thị trường ca cao có sự điều chỉnh xu hướng, nhưng bạo loạn ở Bờ Biển Ngà vẫn là yếu tố thường trực ảnh hưởng tới thị trường.

Đường:

Mưa ở Brazil - nước sản xuất đường lớn nhất thế giới - khiến cho việc thu hoạch mía bị chậm lại. Các thương gia ngành đường đang theo dõi sát sao diễn biến thời tiết ở quốc gia này.

Cao su:

Trên thị trường cao su, mặc dù giá giảm vào phiên cuối tuần, song tính chung trong tuần giá đã tăng tới 5%, lên mức 446 Yen/kg vào ngày 23/3, tức là tăng tới 33% so với mức thấp nhất của 4 tháng chạm phải vào trung tuần tháng này, sau trận động đất ở Nhật Bản. Thái Lan, Indonesia và Malaysia – 3 nước sản xuất lớn nhất thế giới, đã nhất trí trên nguyên tắc việc hoãn xuất khẩu nếu giá giảm hơn nữa.

Tuy nhiên, chính sách thắt chặt của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới thị trường cao su. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã 3 lần tăng tỷ lệ lãi suất kể từ tháng 10, nhằm làm nguội lại lạm phát – đã lên tới 4,9% trong tháng 2, vượt mục tiêu 4% của chính phủ.

Hạt tiêu:

Thị trường hạt tiêu thế giới nóng trở lại vào cuối tuần sau khi một số khách hàng có nhu cầu mua vào, trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm. Báo cáo cho biết Trung Quốc đang mua hạt tiêu đen của Việt Nam, và một số khách hàng Mỹ cũng đang có mặt trên thị trường.

Thị trường hạt tiêu thế giới nóng trở lại vào cuối tuần sau khi một số khách hàng có nhu cầu mua vào. Báo cáo cho biết Trung Quốc đang mua hạt tiêu đen của Việt Nam, và một số khách hàng Mỹ cũng đang có mặt trên thị trường.

Trên thị trường Ấn Độ, giới thương nhân báo cáo đã thanh lý trước đó và đã bán cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ và hiện nay họ không quan tâm bán ra nữa. Kết quả là, không có người bán điều này cho thấy rằng những người đến sau đã bỏ lỡ cơ hội. Tổng khôi lượng giao dịch tăng 180% nhờ đầu cơ mua và bán liên tục trên sàn giao dịch mà không có bất kỳ thay đổi nào trong tổng số hợp đồng mở, mà lượng hợp đồng này chỉ trong 24 tấn. Sau khi một thời gian dài có các lệnh đặt mua từ các nhà phân tích môi giới hàng đầu trong nước.

Bông:

Uỷ ban Bông Ấn Độ cho biét sản lượng bông Ấn Độ vụ 2010/11 sẽ đạt 31,2 triệu kiện, giảm so với 32,9 triệu kiện dự báo trước đây, nhưng cao hơn 5,8% so với năm trước.

Nhập khẩu bông vào Trung Quốc năm nay có thể giảm do giá cao trên thị trường quốc tế và nguồn cung tồan cầu khan hiếm.

Dưới đây là giá đóng cửa ngày 25/3, tăng giảm so với một tuần trước đó:

Nông sản

Thị trường

ĐVT

Giá

+/- (%)

Lúa đông xuân

đồng bằng sông Cửu Long

Đồng/kg

5.000-6.100

- 1,6

Gạo 100% B

Thái Lan

USD/tấn

490

- 2

Hạt tiêu đen

miền Nam VN

Đồng/kg

89.000-90.000

+2,3

Hạt tiêu đen

Ấn Độ

USD/tấn

5.675 - 5.700

+5,0

Điều thô

Việt Nam

Đồng/kg

28.000-29.000

-

Điều nhân W240

Ấn Độ

USD/lb

4,50

+0,15

Cà phê nhân xô

Đắc Lắc

Đồng/kg

47.500

+4,4

Cà phê robusta

London

USD/tấn

2.608

-5,0

Ca cao

New York

USD/tấn

3229   

-12,00

Cacao

Đắc Lắc

Đồng/kg

56.300-58.100

-5,5

Cao su

Tokyo

Yen/kg

429

+5,0

Chè

Kenya

USD/kg

3,36

+ 0,16

Đường thô

New York

US cent/lb

27,97    

+1,0

Đường thô

miền Nam VN

Đồng/kg

19.000-22.000

0

Lúa mì

Chicago

US cent/bushel

745,5

+ 3,1

Ngô

Chicago

US cent/bushel

 710,0

+3,9

Đậu tương

Chicago

US cent/bushel

136325    

0

(Thu Hải tổng hợp)