Trong khi ở Trung Quốc, giá cả tăng trái chiều trong cùng thời kỳ. Nếu việc dỡ bỏ hạn ngạch mặt hàng quần áo của Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi tạm thời cho xuất khẩu mặt hàng này tới Mỹ trong một thời gian ngắn, thì việc đồng rupee Ấn Độ giảm giá có thể mang lại nhiều lợi thế cho Ấn Độ.
 
Theo như những số liệu về nhập khẩu tại Hoa Kỳ, khi giá của Trung Quốc tăng trong vòng 2 năm vừa qua, của Ấn Độ lại giảm trong cùng kỳ.
 
Do vậy, Ấn Độ cuối cùng có thể vượt mặt Trung Quốc ở các nhóm hàng được dỡ bỏ quota mà gần đây làm tăng xuất khẩu  của nước này trong một số nhóm quan trọng.
 
Trong cả năm 2008, trung bình giá nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Trung Quốc tăng gần 4% tính theo giá trị USD - trong khi từ Ấn Độ tiếp tục giảm 4,70% , sau khi đã giảm 3,7% năm 2007.
 
RMB tăng giá so với Rupee
 
Mặc dù Ấn Độ đối mặt với tình trạng giá nhiên liệu đầu vào tăng cao trong năm ngoái, xuất khẩu quần áo vẫn được bảo đảm nhờ đồng nội tệ giảm giá , trong khi đồng RMB của Trung Quốc tiếp tục tăng  giá so với đồng USD trong vòng 6 tháng đầu 2008.
 
Cuối tháng hai năm 2009, đồng RMB đã tăng 40% hơn đồng Rupee Ấn Độ so với ngày 1 tháng 1 năm 2005.
 
Giá cả tại Trung Quốc tăng một phần là do tại thời điểm đó, Mỹ đã quyết định áp dụng hạn ngạch lên một số nhóm hàng nhạy cảm có hiệu lực từ giữa năm 2005.
 
Do đó trong năm 2006 giá quần áo xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên, sau đó lại tiếp tục tăng do giá thành sản xuất tăng mạnh tại nội địa.
 
Tuy nhiên, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh cho đến nửa cuối năm 2007 khi suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua tại quốc gia này.
 
Gai đoạn sau, như chúng ta đã thấy nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống nặng nề trong 6 tháng đầu năm 2008, và phục hồi trở lại vào cuối năm do việc dỡ bỏ hạn ngạch của Mỹ.
 
Phân tích trong 1 nhóm hàng
 
Dù xu hướng chung thay đổi thế nào, có sự khác biệt rất lớn ở mặt hàng nhập khẩu quần áo Mỹ nhất là nhóm hàng bông.
 
Nếu như Ấn Độ mất sân chơi ở nhóm sợi nhân tạo, xuất khẩu nội địa vẫn ở mức khá tại nhóm hàng bông, và cụ thể hơn là do ở nhóm này Ấn Độ có khả năng giảm thiểu đáng kể giá thành sản phẩm của họ.
 
Ở nhóm 348 (nhóm quần phụ nữ và bé gái) chẳng hạn, giá từ Trung Quốc tăng 32% trong vòng 2 năm qua, trong khi trung bình giá từ Ấn Độ giảm 15%.
 
Nếu như trong năm 2005, giá từ Ấn Độ cao hơn 27% so với Trung Quốc, giờ đây trong năm 2008, giá này thấp hơn từ Trung Quốc 19%.
 
Khi hàng giao lên tàu từ Ấn Độ tăng 126% trong vòng 2 năm ở nhóm 348, từ Trung Quốc  chỉ tăng 49% trong cùng kỳ.
 
Giá cao hơn, xuất khẩu được ít hơn
 
Do giá áo dệt thoi bông ( nhóm 340 và 341) của Ấn Độ tăng trong vòng 2 năm trở lại đây, hàng xuất đi Hoa Kỳ cũng giảm mạnh.
 
Trong khi đó, xuất khẩu từ Trung Quốc lại tăng mặc dầu giá chào bán của Trung Quốc tăng mạnh.
 
Kết quả XNK năm 2009 sẽ dựa trên mức giá của Trung Quốc sau khi quota tại Mỹ đựợc dỡ bỏ.Nếu mức giá này giảm đáng kể, sẽ làm hạn chế cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu quần áo của Ấn Độ.
 
Tuy vậy, lấy cơ sở là giá thành sản xuất tại Trung Quốc đang tăng, trong tương lai gần giá nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc rõ ràng sẽ tăng dài kỳ.
Vinatex

Nguồn: Internet