(VINANET) – Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo giá nông sản sẽ tiếp tục biến động mạnh trong những năm tới do mất cân đối giữa cung và cầu.

Giá thực phẩm đã biến động mạnh kể từ năm 2005/06. Chỉ số GSCI Agriculture Index của Standard & Poor’s đã tăng 6,4% kể từ ngày 13/5 khi thời tiết ở Châu Âu khô hạn nhất kể từ hơn 3 thập kỷ nay, hạn hán đe dọa mùa màng ở Trung Quốc, và lũ lụt tàn phá ngành nông nghiệp Mỹ.

Giá dầu tăng cao cũng là nguyên nhân đẩy giá lương thực tăng mạnh. Ngoài ra, dân số tăng và thu nhập cũng tăng, trong khi năng suất cây trồng tăng chậm lại bởi yếu tố thời tiết cũng góp phần đẩy giá tăng lên.

Chỉ số 8 loại nông sản hiện cao hơn 73% so với một năm trước đây, và chưa có dấu hiệu giảm.

Lúa mì tại Chicago đã tăng giá 60% trong một năm qua, ngô tăng giá 92% và đậu tương tăng 46%. Giá dầu cọ - loại dầu ăn phổ biến nhất – cũng đạt kỷ lục cao 35 tháng là 3.967 Ringgit/tấn hồi tháng 2.

Ngô và lúa mì đang chịu áp lực thiếu cung sau khi hạn hán và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Kể từ cuối tháng 3, thị trường ổn định trở lại. Giá gạo thơm Thái lan - loại gạo được tiêu thụ phổ biến ở các nền kinh tế Châu Á mới nổi, trong đó có Hồng Kông, đã giảm xuống 682 USD/tấn vào hôm 18/5, giảm 26% kể từ khi đạt cao điểm 931 USD/tấn hồi tháng 11/2010.

Sang tháng 5, thị trường có sự điều chỉnh xu hướng, giá giảm mạnh trong 2 tuần đầu tháng. Tuy nhiên, khả năng giá thực phẩm toàn cầu trong nửa đầu năm nay cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, và các nhà phân tích nhận định giá sẽ tăng trở lại trong 6 tháng

song các nhà phân tích nhận định giá sẽ tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm. FAO cho rằng các điều kiện ngày càng ít thuận lợi hơn.

Ở Trung Quốc, hạn hán đã lan từ miền bắc xuống miền nam, nơi trước đây thường bị mưa lũ, trong đó khu vực trầm trọng nhất là bốn tỉnh Quảng Ðông, Giang Tây, An Huy và Sơn Ðông. Hạn hán đã bắt đầu ảnh hưởng tới tỉnh này kể từ đầu năm, một hiện tượng hiếm thấy trong những năm gần đây. Trong bốn tháng đầu năm nay, lượng mưa trung bình ở Giang Tây chỉ bằng một nửa lượng mưa cùng kỳ năm 2010. Toàn bộ 131 trạm bơm nước quy mô vừa và lớn ở Giang Tây đã không thể hoạt động bình thường vì mực nước các sông, hồ cạn kiệt.

Ở Châu Âu, thời tiết tại Pháp, Ucraina và nhiều quốc gia khác cũng biến động bất thường, khô hạn lên tới mức báo động.

Lũ trên sông Mississippi của Mỹ đã gây thiệt hại không chỉ tới cây trồng mà tới cả vật nuôi. Ngành nuôi cá nước này bị thiệt hại nghiêm trọng.

Sản lượng

Sản lượng lúa mì toàn cầu năm 2010/11 dự kiến đạt 645,4 triệu tấn, giảm so với 662,7 triệu tấn nhu cầu, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Sản lượng ngô sẽ đạt 814,3 triệu tấn, còn nhu cầu đạt 836 triệu tấn, trong khi sản lượng lúa gạo sẽ đạt 451,6 triệu tấn, cũng cao hơn 451 triệu tấn nhu cầu.

Các nhà kinh tế của FAO cho rằng điều cần thiết lúc này là phải tăng đầu tư cho nông nghiệp, để tăng năng suất, cải thiện an ninh lương thực.

FAO tính toán rằng sản lượng lương thực thế giới phải tăng 70% vào năm 2050 mới đủ đáp ứng nhu cầu tăng và dân số tăng, dự kiến lên 9,1 tỷ người từ mức 6,9 tỷ.

(T.H – tổng hợp)