Thị trường dệt  may thế giới năm 2008 thăng trầm theo xu hướng giá hàng hoá nói chung. Từ mức trên 80 US cent/lb hồi giữa năm, giá bông đã giảm xuống chỉ khoảng 45 US cent/lb vào cuối năm. Như vậy, so với mức đỉnh cao đạt được trong năm 2008, giá bông đã giảm khoảng 43%. Còn tính từ đầu năm 2009 nay, giá bông cũng đã mất khoảng 33%, kết thúc năm ở mức thấp nhất kể từ 6 năm 2008, do triển vọng kinh tế thế giới suy yếu làm giảm nhu cầu sợi bông dùng trong ngành dệt may.

Không chỉ giá bông, giá các nguyên liệu dệt may khác cũng giảm sút. Vào thời điểm cuối năm 2008, giá polyester pha dao động từ 1,03 - 2,06 USD/kg. Giá sợi xơ ngắn, sợi viscose, sợi polyeste-bông và sợi viscose-bông… đều giảm sút. Giá Acetic acid lao dốc trong những tháng cuối năm. Nhu cầu Nylon 6 và 6.6 sụt giảm rất mạnh trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất nguyên liệu dệt may châu Á đều phải lên kế  hoạch cắt giảm mạnh sản lượng để tránh hoặc giảm lỗ.

Cung cầu bông đều giảm:

Theo hãng nghiên cứu chuyên ngành bông - vải - sợi, Cotlook Ltd., sản lượng bông thế giới năm 2008 giảm so vơí năm 2007, do sản lượng giảm ở Trung Quốc và Mỹ - nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới. Sản lượng bông thế giới niên vụ này sẽ đạt 24,55 triệu tấn, tăng 39.000 tấn so với dự báo hồi tháng trước, song thấp hơn so với 26,126 triệu tấn niên vụ trước. Tại Mỹ, diện tích trồng bông bị giảm sút vì nông dân tăng cường trồng các loại cây khác thu lợi nhuận cao hơn, như đậu nành, ngô và lúa mỳ, vì giá các loại nông sản này hấp dẫn hơn, một phần do nhu cầu của các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học và hoạt động đầu cơ trên thị trường. Chỗ sản lượng thiếu hụt sẽ được bù đắp bằng lượng dự trữ. Do vậy, dự trữ bông thế giới niên vụ này sẽ giảm 605.000 tấn. Nhu cầu bông thế giới niên vụ này cũng sẽ thấp hơn so với mức dự báo cách đây một tháng do bán lẻ đang chậm dần lại và tín dụng bị thắt chặt khiến các nhà máy dệt phải giảm lượng bông mua vào, nhất là Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới. Tiêu thụ bông toàn cầu niên vụ 2008 (kết thúc vào 31/7/2009) sẽ giảm xuống 25,15 triệu tấn, thấp hơn 2,4% so với năm trước, và giảm 1,9% so với dự báo chỉ một tháng trước đây. Chi phí tăng và tiêu thụ chậm lại khiến cho các nhà máy không thể có lãi với mức giá sợi như hiện nay. Các nước đang phát triển chiếm tới 60% tiêu thụ sản phẩm dệt may toàn cầu. Kinh tế thế giới suy yếu, với tổng sản phẩm quốc nội ở các nước đang phát triển dự kiến giảm xuống 6,7% trong năm 2008, so với mức 7,8% năm 2007 sẽ làm giảm tốc độ tăng tiêu thụ các sản phẩm dệt may của nhóm quốc gia này từ 4% xuống 2%. Dự báo về tiêu thụ bông ở Trung Quốc được điều chỉnh giảm 1,9% so với một tháng trước đây, xuống 10,4 triệu tấn, còn tiêu thụ ở Ấn Độ sẽ chỉ đạt 7,24 triệu tấn, giảm 1,2% so với dự báo hồi tháng 9.

Nhu cầu hàng dệt may giảm, nhất là Mỹ

Do lo ngại kinh tế thế giới tăng chậm lại có thể làm hạn chế sức mua hàng dệt may, và các nhà đầu tư bán hàng hoá ra để tăng nguồn tiền mặt trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu, x

uất khẩu giảm mạnh kéo giá bông vải sợi giảm theo. Thị trường dệt may thế giới trì trệ bởi khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu hàng dệt may, nhất là ở thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới - Mỹ. Thị trường sản phẩm dệt may Mỹ đang ngày càng trì trệ. Giá hàng may mặc nhập khẩu đang có dấu hiệu giảm sút trên thị trường Mỹ, với doanh thu bán lẻ đang sụt giảm. Triển vọng giá hàng may mặc ở Mỹ thời gian tới sẽ còn giảm sút, khi giá nguyên liệu giảm và Mỹ xóa bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Trung Quốc.

               Hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh so với các nước sản xuất hàng dệt may khác của châu Á, do nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm, các quy định mới của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD. Ở Trung quốc, chi phí lao động tăng khi luật mới sẽ bảo vệ công nhân hơn, về lý thuyết sẽ dẫn đến tăng chi phí tới 20%. Việc tăng giá đồng NDT khiến các nhà xuất khẩu Trung quốc phải chuyển sang các sản phẩm có chất lượng và giá cao hơn bên cạnh việc mở rộng thị trường của mình sang các nước khác. Dự kiến xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng chậm lại, với mức tăng trưởng ở thời điểm cuối năm 2009 sẽ chỉ đạt 4,26%, so với mức 19,96%  giữa năm 2008, do đồng Euro giảm giá và nền kinh tế EU suy yếu. Trong bối cảnh đó, chính phủ Trung Quốc nỗ lực duy trì xuất khẩu hàng dệt may ổn định trong năm 2009 bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sẽ đẩy mạnh hợp tác và đối thoại với các quốc gia bạn hàng. Các Bộ có liên quan sẽ đảm bảo các dịch vụ và hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) hối thúc các doanh nghiệp ngành dệt điều chỉnh các chính sách để thích nghi với tình hình kinh doanh đang thay đổi nhằm tránh tình trạng sản xuất tự phát, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế.

               Bănglađét nổi lên thành thị trường hấp dẫn nhiều nhà nhập khẩu dệt may trên thế giới, thậm chí cả khi cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang lan rộng và trầm trọng hiện nay. Những thay đổi gần đây trong xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu thế giới là do Bangladesh hiện được đánh giá là một thị trường nhập khẩu quan trọng cho các công ty nhập khẩu sản phẩm may sẵn (RMG) do lợi thế hơn hẳn về chi phí so với hàng dệt may Trung Quốc. Gần dây, hầu như tất cả các cửa hàng và tập đoàn bán lẻ quốc tế bao gồm Wal-Mart, JC Penny, Marks and Spencer, H and M, Tesco, GAP, Li and Fung, Puma và G-Star đều tăng lượng sản phẩm nhập từ Bangladesh

Xu hướng hiện nay cho thấy, các nước Nam Á và Đông Nam Á đã nổi lên thành nguồn cung quan trọng đối với các khách hàng Mỹ và EU. Tuy nhiên, từ 2-2009, hàng dệt may vào Mỹ sẽ khó khăn hơn, bởi Quốc hội Mỹ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 14-8-2008. Luật này có nhiều quy định và các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau, theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tuân thủ theo những quy định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 2-2009. Ủy ban này sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu đô la Mỹ, so với tối đa là vài triệu đô la Mỹ trước đây. Như vậy, các nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may.

Trong thời gian tới, yếu tố hậu thuẫn giá bông - vải - sợi sẽ là d

iện tích trồng bông ở Mỹ giảm 13% trong  năm 2008, nhường chỗ cho đậu tương, ngô và lúa mì, do giá tăng tới mức cao kỷ lục. Nhưng những yếu tố bất lợi cho giá những sản phẩm này vẫn là kinh tế thế giới trì trệ, nhu cầu hàng dệt may sa sút. Kinh tế thế giới suy thoái, dự báo nhu cầu tiêu thụ dệt may thế giới trong những tháng đầu năm 2009 giảm. Hàng dệt may giá rẻ lên ngôi.

 

 

 

 

Nguồn: Vinanet