Ngành da Pakistan tăng trưởng trì trệ trong 6 năm qua

Chủ tịch Hiệp hội thuộc da Pakistan, ông Sheikh Saqib Masood cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng của Pakistan âm, nhưng chính phủ đã áp đặt thuế nhập khẩu da sống và da, điều này sẽ làm giảm hơn nữa xuất khẩu da thuộc.

“Sự suy giảm lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ hai này chủ yếu do các chính sách không thích hợp của chính phủ và khủng hoảng năng lượng liên tục và thường xuyên, sự tạm ngừng cung cấp điện và khí đốt”, ông cho biết. Ông cũng cho biết chi tiết về quá trình chế biến da là ngành công nghiệp chế biến liên tục và sự ngừng cung cấp điện không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến da thuộc trong quá trình chế biến mà còn ảnh hưởng đến chất lượng. Do vấn đề nghiêm trọng này, ngành da đang đối mặt với tình trạng tăng trưởng trì trệ trong 6 năm qua. Ông cho biết, tình trạng trì trệ kinh niên của ngành da bắt đầu từ năm 2007/08, mặc dù tăng 12,67% trong xuất khẩu da thuộc và sản phẩm da trong giai đoạn từ tháng 7/2013 – 4/2014, nhưng nước này vẫn tụt hậu xa so với các nước trong khu vực. Xuất khẩu của Trung Quốc đạt 28,17 tỉ USD trong năm 2007/08, xuất khẩu của Ấn Độ đạt 4,87 tỉ USD cùng giai đoạn, xuất khẩu của Bangladesh đạt 0,379 tỉ USD cùng giai đoạn và xuất khẩu của Pakistan đạt 1,220 tỉ USD trong năm 2007/08. Nhưng năm 2012/13, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 42,4 tỉ USD, Ấn Độ đạt 5,9 tỉ USD, Bangladesh đạt 1,3 tỉ USD và xuất khẩu của Pakistan đạt 1,142 tỉ USD với mức giảm 6,39%.

Chính phủ nên đưa da thô và da vào chương thứ 6 của Luật thuế tiêu thụ năm 1990 giống như với hạt bông (bông thô). Sheikh Saqib cho biết rằng, ngành này đại diện như là ngành công nghiệp mẹ của ngành may mặc da, giày dép, găng tay và đồ da đang sản xuất da và sản phẩm da chất lượng tốt nhất trên thế giới. Chủ tịch của PTA cho biết, ngành công nghiệp da có tiềm năng tăng trưởng mạnh, sẽ đạt 3 tỉ USD trong 3 năm tới, nếu sự khuyến khích của chính phủ hỗ trợ sân chơi bình đẳng được đảm bảo.

Ngành công nghiệp da đóng góp hàng tỉ rupee cho ngân sách quốc gia thông qua thanh toán thuế Hải quan, thuế doanh thu, thuế thu nhập, thuế khấu trừ, phụ phí phát triển xuất khẩu, thuế dịch vụ, viện dưỡng lão tuổi già, an sinh xã hội…

Trong 6 năm lịch sử xuất khẩu qua, các nhà xuất khẩu da đã thanh toán 15,804 triệu USD hướng tới Quỹ phát triển xuất khẩu, tức là khoảng 2,634 triệu USD mỗi năm. Sheikh Saqib cho biết, giá trị gia tăng ngành công nghiệp da đã xáo trộn rất nhiều, do chính sách dành cho doanh nhân của chính phủ, bên cạnh việc tạm ngừng cung cấp năng lượng và khí đốt.

Hội chợ da giày tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 16-18/7

Các chuyên gia từ Đức sẽ là một trong số những diễn giả tại Hội chợ các sản phẩm da giày quốc tế (IFLE) tại Việt Nam trong tháng này, với các chính sách thương mại được đưa ra tại thị trường ASEAN và những xu hướng tại thị trường Đông Nam Á.

Hội chợ lần thứ 16 này sẽ diễn ra từ ngày 16-18/7 tại Trung tâm Hội nghị triển lãm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp một mạng lưới thương mại đối với máy làm giày, da, phụ kiện và các công ty công nghệ.

Hội chợ này sẽ có sự tham gia của hơn 150 nhà triển lãm từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và dự kiến sẽ đón hơn 6.000 khách mua hàng.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet