Đồ da được tập trung chủ yếu tại Ralph Lauren

Leatherbiz báo cáo rằng, con trai của  Ralph Lauren cho biết, công ty sẽ đặt chủ yếu vào đồ da và giày dép, theo sau bước chân của một số công ty.

Lợi nhuận tăng cao nhờ thu được từ da thuộc và công ty dự kiến doanh số bán hàng những mặt hàng này tăng nhanh hơn hàng may mặc trong những năm tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, David Lauren cho biết: “Nếu bạn nhìn vào nhiều thương hiệu sang trọng như Vuitton, Chanel, Prada và Gucci, hơn 70% sản phẩm của họ là phụ kiện.

“Họ không nhất thiết phải bán nhiều quần áo. Ralph Lauren và Giorgio Armani chủ yếu là các doanh nghiệp quần áo. Mục đích của chúng tôi là xây dựng công việc kinh doanh phụ kiện”.

Bangladesh tập trung vào xuất khẩu mặt hàng giày dép sang Thụy Điển

Ông Tofail Ahmed, Bộ trưởng thương mại cho biết, xuất khẩu của Bangladesh sang Thụy Điển tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua và hy vọng rằng, sẽ tăng trưởng hơn nữa trong những ngày tới sau khi nhu cầu gia tăng, UNB cho biết.

Xuất khẩu của Bangladesh sang nước Bắc Âu đạt 421,74 triệu USD trong năm tài chính 2013/14, so với 233,48 triệu USD năm tài chính 2009/10, ông đã đề cập khi Đại sứ Thụy Điển đến Bangladesh, ông Anneli Lindahl Kenny đã kêu gọi Bộ trưởng Bộ thương mại tại văn phòng của ông.

Đại sứ Thụy Điển cho biết, Thụy Điển rất muốn tăng cường đầu tư tại Bangladesh. Trong cuộc họp, Bộ trưởng Bộ thương mại và công sứ Thụy Điển đã đặt trọng tâm vào việc tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước trong những ngày tới.

Bangladesh chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc, đồ da, đồ gốm, cá đông lạnh, giày dép và mũ sang Thụy Điển, và nhu cầu ngày càng gia tăng.

Doanh số xuất khẩu giày dép Brazil 7 tháng đầu năm 2014 giảm

Các nhà sản xuất giày dép Brazil trong 7 tháng đầu năm 2014 đã xuất khẩu 71,9 triệu đôi giày ra nước ngoài, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt 608,7 triệu USD.

Ông Heitor Klein, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp giày dép cho biết, ngành công nghiệp Brazil cho thấy đang có dấu hiệu khủng hoảng. Ông Klein cho biết, sự gia tăng mới đây trong trị giá đồng đô la Mỹ so với đồng real Brazil đã giúp xuất khẩu của các công ty giày Brazil. Thực tế rằng, điều này không có triệu chứng của một cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Klein cho rằng, ngành giày Brazil đang gặp khó khăn nặng nề do mất thị phần là thị trường lớn thứ hai (sau Mỹ), Argentina, và do ngày càng tăng chi phí sản xuất.

Đối với xuất khẩu, chủ tịch điều hành, ông Hector Klein cho biết rằng, xuất khẩu giày dép của Brazil sang Argentina tiếp tục giảm kể từ năm 2012.

Trong bối cảnh này, Brazil, đã xuất khẩu 15 triệu đôi giày, tương đương 200 triệu USD sang Argentina, trong năm 2014, sẽ không đạt 50 triệu USD năm 2014. Sự sụt giảm hơn 25%, theo Klein, mức tồi tệ này sẽ được củng cố.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet