Các nhà chức trách Argentina đang cố gắng giảm giá nguyên liệu

Các nhà chức trách Argentina đang cố gắng giảm giá nguyên liệu và da sơ chế, do các nhà sản xuất da thuộc nhỏ lẻ trong nước than phiền, họ không thể thu được lợi nhuận tại thị trường nội địa.

Nếu giá da không giảm, chính phủ đe dọa sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu cao hơn đối với da sơ chế và da thuộc. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho giá giảm hơn đối với nguyên liệu và sẽ gây tổn hại đối với ngành công nghiệp thịt, do giá thịt gia tăng, một biện pháp không hợp lòng dân.

Tanzania giảm thuế xuất khẩu da khô và da muối ướt xuống còn 50%

Thị trường da sống tại Tanzania vững, có thể là lý do mà giá da bò thị trường nội địa không giảm.

Một lần nữa, Tanzania đã giảm thuế xuất khẩu từ 90% xuống còn 50% đối với da khô và da muối ướt. Điều này dẫn đến da sống được nhập lậu từ Kenya và Uganda vào Tanzania, đây có thể là một trong những lý do tại sao giá da sống tại Kenya tăng mạnh.

Tuy nhiên, điều này không phải là kết quả do nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh. Như đã đề cập trước đó, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn đang đối mặt những vấn đề nghiêm trọng. Da khô được bán và nhập khẩu vào Ấn Độ từ Kenya lần đầu tiên kể từ lâu.

Nhìn chung thị trường vẫn chậm đối với da xanh ướt chất lượng thấp.
Mọi người đều hồi hộp chờ đợi kết quả của Hội chợ Hồng Kông.

Kenya duy trì thuế xuất khẩu da thô nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu trong nước

Mới đây, chính phủ Kenya đã bảo vệ quyết định tăng thuế xuất khẩu da thô và da nhằm khuyến khích giá trị gia tăng.

Thư ký nội các phát triển doanh nghiệp và công nghiệp hóa, ông Adan Mohamed cho rằng, tiền thu thuế tăng sẽ không thu hồi cũng không xem xét giảm, do đây là một phần cải cách đang được đấu tranh để cải thiện nguồn sản xuất nguyên liệu da.

Đầu năm ngoái, chính phủ Kenya đã tăng thuế xuất khẩu da thô và da từ 40% lên 80%, để bảo vệ thị trường trong nước từ sự khan hiếm sản phẩm da.

Hơn nữa, chính phủ đã chỉ ra rằng, thuế sẽ hỗ trợ trong việc khuyến khích giá trị gia tăng.

“Ưu tiên chính là chính phủ đảm bảo ngành công nghiệp da đủ cung ứng sản xuất trong nước. Ý định của chúng tôi gia tăng thuế là để đảm bảo công suất chế biến nội địa được sử dụng hoàn toàn”, Mohamed cho biết.

Ông cho biết, phần lớn các sản phẩm da trong thời gian qua đã được xuất khẩu, do da thô và da xanh ướt, và do đó không thu hút mức giá cộng trên thị trường quốc tế.

Hiện tại, ngành công nghiệp thu về khoảng 10 tỉ Sh (đồng tiền Kenya) của 10 triệu da sống và da được sản xuất hàng năm. Tại Kenya, hầu hết ngành da bao gồm các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trong đó năng lực sản xuất hạn chế. Theo Hội đồng phát triển da Kenya (KLDC), hiện đang ở mức 17,5 triệu gia súc, 27,7 triệu dê, 17,1 triệu cừu, 3 triệu con lạc đà, 1,8 triệu con lừa, và 1,83 triệu lợn.

Giám đốc điều hành John Muriuki của KLCD cho biết, chính sách thuế được thực hiện bởi Cơ quan doanh thu Kenya, trong đó 80% số tiền thuế xuất khẩu FOB nhờ Chính phủ.

“Ngay sau đó, chúng tôi sẽ đề nghị kho bạc tăng thuế tới 120%, bởi vậy Kenya có thể cạnh tranh với mức độ tương tự như với Ethiopia, đang đánh thuế 150% đối với da thô, da và 100% với da xanh ướt”, ông Muriuki cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Theo khảo sát kinh tế năm 2013, nhu cầu về các sản phẩm động vật tăng đáng kể so với năm 2012. Gia súc được giết mổ tại lò mổ địa phương tăng từ 2,1 triệu năm 2011 lên 2,19 triệu năm 2012. So với cùng kỳ, tổng số lượng dê và cừu được giết mổ tăng 1,5%, lên 5,92 triệu so với 5,8 triệu năm 2011.

Ngành công nghiệp địa phương hỗ trợ động thái tăng thuế của chính phủ, đã hỗ trợ tối ưu hóa trong khả năng chế biến.

Sambasiva Rao, giám đốc quản lý của Alpharama Ltd cho biết, Kenya có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm da.

Để đảm bảo các sản phẩm da chất lượng, ông cho biết, công ty đang làm việc với các bên liên quan trong ngành công nghiệp để đảm bảo da sống và da không bị hư hỏng.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet