Công ty hóa chất BASF tập trung vào da thuộc

BASF cho biết, sự tập trung của công ty vào da thuộc sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định thoái vốn kinh doanh hóa chất dệt may đến Archroma, Leatherbiz.com cho biết.

Trong 1 tuyên bố, BASF cho biết: “BASF là một trong 3 nhà cung cấp hóa chất hàng đầu cho ngành công nghiệp da tập trung mạnh vào ô tô và da chất lượng. Chúng tôi vẫn cam kết là đối tác ưu tiên cung cấp giải pháp hóa học đáng tin cậy, sáng tạo và bền vững đối với ngành công nghiệp da toàn cầu. Việc kinh doanh hóa chất da toàn cầu sẽ tiếp tục cùng với BASF, có trụ sở tại Singapore”.

Ngoài trụ sở tại Singapore, Archroma đã ký một thỏa thuận để giành được hóa chất dệt may toàn cầu của BASF hôm 16/10. Hai bên đã đồng ý không tiết lộ các thỏa thuận tài chính, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý đầu năm 2015. 

Các nhà nhập khẩu giày dép Mỹ kỳ vọng giảm thuế

Năm ngoái, các nhà nhập khẩu giày dép Mỹ đã thanh toán 2,5 tỉ USD tiền thuế, điều đó có nghĩa là bảo vệ các nhà sản xuất nội địa từ nhập khẩu chi phí thấp.

Vì vậy, các nhà phân phối và các nhà bán lẻ giày dép Mỹ, Hiệp hội công nghiệp thương mại, đang kêu gọi thông qua luật và một thỏa thuận thương mại tự do để giảm thuế nhập khẩu hàng trăm triệu đô la Mỹ trong những năm tới.

“Đây là những công cụ thương mại giảm thuế quan”, Matt Priest, chủ tịch FDRA nói với hội nghị phân phối và khách hàng giày dép được tổ chức hàng năm trong tuần này tại Long Beach, California.

Năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu 2,3 tỉ đôi giày. Điều này tương đương với 7,3 đôi giày đối với mỗi người dân Mỹ bất kể tuổi tác, Priest cho biết. Ngoại trừ một số giày dép cao cấp và đặc biệt, hầu hết giày được bán trong nước được nhập khẩu.

Trong lịch sử, thuế nhập khẩu được sử dụng để tạo một sân chơi bình đẳng đối với ngành công nghiệp mà cạnh tranh với mức thuế giá rẻ. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu giày dép có xu hướng cao hơn thuế nhập khẩu các sản phẩm khác, ngay cả sản phẩm được sản xuất trong nước.

Chẳng hạn, nhập khẩu điện thoại di động không phải trả thuế. Thuế đối với thuốc lá nhập khẩu là 2,4% và thuế đối với ô tô nhập khẩu là 2,5%. Thuế đối với giày dép khác nhau phụ thuộc vào loại giày nhưng trung bình ở mức 10,1%, Priest cho biết.

Năm ngoái, Trung Quốc chiếm 81% nhập khẩu giày dép, mặc dù thị phần thị trường xói mòn mỗi năm. Việt Nam đứng vị trí thứ hai, chiếm 10% nhập khẩu giày dép. Indonesia tiếp theo, với 4% thị phần thị trường, và sau đó giảm xuống dưới 1% thuế nhập khẩu giày dép từ Mexico, Italia, Ấn Độ, Brazil, Cộng hòa Dominica, Thái Lan và Campuchia.

Mặc dù, Mỹ có thỏa thuận thương mại tự do với một số nước, không một nước nào trong số đó là những nhà sản xuất giày dép lớn. “Điều đó có thể thay đổi với Đối tác xuyên Thái Bình Dương”, Priest cho biết.

Năm ngoái, thuế nhập khẩu giày dép Mỹ từ các quốc gia thành viên TPP đạt 364 triệu USD, với 362 triệu USD được thanh toán đối với nhập khẩu từ Việt Nam.

Đàm phán thành công Hiệp định thương mại tự do TPP, và phê chuẩn đối với Hiệp định trong quốc hội, là mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Obama. Mục tiêu của chính quyền sẽ kết thúc đàm phán TPP vào đầu năm 2015, và sẽ thực hiện vào năm 2017.

Luật giày dép gía cả phải chăng sẽ giảm thuế khoảng 617 triệu USD. Ngoài ra, đổi mới Hệ thống ưu đãi thuế quan và thông qua dự luật thuế hỗn hợp sẽ cung cấp một biện pháp cứu trợ về thuế quan giày dép.

Nghiên cứu cho thấy rằng, giá nhập khẩu và hoạt động mua giày dép có liên quan trực tiếp. Khi giá tăng, những người tiêu dùng mua giày ít hơn, nhưng khi giá giảm, doanh số bán giày sẽ tăng.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet