Trung Quốc vẫn là thị trường cung ứng giày dép hàng đầu của Mỹ

Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường dẫn đầu trong nhập khẩu giày dép Mỹ, ngay cả khi Việt Nam và các nước khác giảm dần thị phần, các nhà phân phối và các nhà bán lẻ giày dép Mỹ cho biết.

Hiệp hội cho biết, Trung Quốc chiếm 81% thị phần nhập khẩu giày dép của Mỹ năm 2013, dự kiến giảm xuống 71% vào năm 2018. Đứng vị trí thứ hai, Việt Nam chiếm 10% thị phần, dự báo tăng lên 12%, trong khi đó, các nhà sản xuất nhỏ hơn cũng tăng thị phần.

Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ tăng 13 năm liên tiếp, và tăng 20% so với năm ngoái. Việt Nam có thể thu được nhiều hơn nếu các cuộc đàm phán đang diễn ra đối với Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, một Hiệp định thương mại tự do mà loại bỏ hoặc giảm thuế.

“Các dự đoán xung quanh việc hoàn thành đàm phán TPP không thể được phóng đại”, Sự định giá nguồn cung ứng giày dép toàn cầu hàng năm của FDRA cho biết tại một hội nghị cung ứng nguồn của Hiệp hội diễn ra tại New York.

Năm ngoái, 2,5 tỉ USD trong thuế giày dép Mỹ bao gồm 361 triệu USD thanh toán hàng nhập khẩu từ Việt Nam. “Thuế cao cùng với gia tăng chi phí sản phẩm đã tác động đáng kể đối với những nơi giày dép được sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu”, báo cáo cho biết.

Nhập khẩu chiếm 99% giày dép Mỹ. Chỉ có khoảng 1,2% lượng từ 10 nhà cung cấp giày dép hàng đầu của Mỹ nhập cảnh vào Mỹ theo các thỏa thuận thương mại tự do. Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia chiếm 95% thị trường giày dép Mỹ vào năm ngoái, thống kê từ Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ cho biết.

Với dân số 93 triệu và hệ thống giao thông không được phát triển, Việt Nam không thể phù hợp với quy mô của Trung Quốc. Nhiều nguyên liệu của ngành công nghiệp giày dép Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác.

Nhưng một số lợi thế của Trung Quốc trong sản xuất giày dép bắt đầu bị xói mòn. Trong những năm qua, các nhà sản xuất đã thu lợi từ đồng tiền ổn định và nguồn cung lao động, mức lương tăng khiêm tốn, hỗ trợ của chính phủ và các ưu đãi, và các nhà máy gần cảng.

“Chúng tôi được hưởng ít lợi với Trung Quốc”, nguồn cung ứng giày dép và tư vấn chiến lược, Lev Gelfand cho biết tại hội nghị của hiệp hội.

Mặc dù các công ty tiếp tục phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, họ ngày càng tìm kiếm các nguồn như Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Ethiopia và Mỹ.

Những quyết định tìm nguồn cung ứng không phải là dễ dàng. Các công ty suy nghĩ thật kỹ trước khi chuyển nguồn sản xuất giày dép, Matt Priest, chủ tịch Hiệp hội cho biết. “Bạn không thể chỉ chạy đi khi mọi thứ trở nên tồi tệ”, ông cho biết.

Sản xuất giày dép là vốn – và lao động – sản xuất hiệu quả đòi hỏi phải có kinh tế quy mô, liên kết giao thông vận tải, và mạng lưới cung cấp mà không thể phát triển qua đêm.

Mặc dù thị phần giày dép Trung Quốc giảm, thị phần về kim ngạch nhập khẩu giày dép của Mỹ dự báo tăng lên 71% trong năm 2018 so với 69% năm ngoái, do dự kiến giá tăng.

Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,89 tỉ đôi giày sang Mỹ. Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 2,3 tỉ đôi, hoặc trung bình 7,32 đôi mỗi người Mỹ. “Người Mỹ thích giày”, Priest cho biết.

Tuy nhiên, nhập khẩu giày dép Mỹ đã cho thấy sự tăng trưởng mờ nhạt kể từ khi suy thoái kinh tế năm 2008-09.

Nhập khẩu giày dép Mỹ từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đạt 334.120 TEU năm ngoái, hoặc 78,5% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ. Khối lượng TEU của Việt Nam đạt 49.534 TEU, hoặc 11,6% tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Số liệu PIERS trong nửa đầu năm 2014 cho thấy, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông với tổng thị phần 74% nhập khẩu giày dép Mỹ, so với 77,8% năm ngoái. Thị phần của Việt Nam tăng lên 14,2% so với 11,8%.

Xuất khẩu da sống của Brazil trong tháng 6/2014 tăng

Kim ngạch xuất khẩu da sống và da của Brazil trong tháng 6 tăng 24,3%, lên 246 triệu USD, so với 198 triệu USD cùng tháng năm ngoái, báo cáo hàng năm được đưa ra bởi Ban thư ký ngoại thương Brazil (SECEX) cho biết.

Xuất khẩu trong tháng 6/2014 giảm 5% so với 259 triệu USD trong tháng 5/2014. Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu da thuộc của Brazil tăng 23,5%, lên 1,46 triệu USD.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet