Đoàn CLE Ấn Độ đến thăm Cape Town

Hội chợ thương mại quần áo và dệt may Ấn Độ năm thứ 8 sẽ diễn ra tại CTICC Cape Town vào ngày 13-14/3 và tại Trung tâm hội nghị Sandton ở Johannesburg vào ngày 17-18/3. Hội chợ sẽ có một sự lựa chọn sáng tạo được thiết kế đặc biệt đối với thị trường Nam Phi.

Năm nay, Hội đồng xuất khẩu da (CLE) sẽ có sự tham gia của 35 nhà sản xuất từ Ấn Độ đến Cape Town. Họ sẽ trưng bày giày dép phi da, giày dép da, đồ da và phụ kiện, may mặc da cũng như da thành phẩm. Đây là sự khởi xướng của Bộ dệt may và thương mại Ấn Độ cũng như Bộ Công thương, chính phủ Ấn Độ dưới sự bảo trợ của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu may mặc (AEPC) và CLE.

Deidre Harte, chủ sở hữu của Lte Nam Phi và công ty quản lý địa phương của hội chợ cho biết, các khách hàng có thể dự kiến xu hướng mới nhất, màu sắc và thiết kế bởi các chuyên gia ngành công nghiệp trên toàn thế giới. “Sự kiện cung cấp một ý tưởng cho các nhà sản xuất quần áo, dệt may, da giày và các khách hàng Nam Phi kết hợp chuyên môn, xác định sự phối hợp và thiết lập quan hệ đối tác thành công và lợi nhuận”.

Tình trạng buôn lậu da thô và da tại các cảng biên giới Tanzania

Tình trạng buôn lậu da thô và da sang các nước láng giềng thông qua cửa khẩu biên giới đã leo thang với tốc độ đáng báo động, được đặt tại cảng Dar es Salaam, một lãnh đạo của Hiệp hội da Tanzania (LAT) cho biết.

Ông Joram Wakari, thư ký điều hành LAT nói với “Daily News” trong một cuộc phỏng vấn, sau khi chính phủ áp đặt một số biện pháp hạn chế buôn lậu tại cảng Dar es Salaam, sự ảnh hưởng đã gia tăng đến các cửa khẩu biên giới khác.

Ông cho biết, thống kê cho thấy rằng, chính phủ đã mất hơn 400 tiền thuế xuất khẩu, do xuất khẩu bất hợp pháp hơn 60.000 mảnh da thô và da.

“Sau khi tăng một số biện pháp kiểm soát tại cảng Dar es Salaam, những kẻ buôn lậu hiện đang sử dụng cửa khẩu biên giới khác để buôn lậu da thô và da”, ông cho biết.

Như đã làm ở cảng Dar es Salaam, chính phủ nên tiếp tục hoạt động mạnh mẽ về kinh doanh bất hợp pháp đối với da thô và da trong lĩnh vực này để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thống kê sẵn có đặt Tanzania đứng vị trí thứ hai tại châu Phi với số lượng gia súc lớn nhất có khả năng sản xuất 3,6 triệu da sống và khoảng 6,1 triệu da nhưng đáng ngạc nhiên, gần như tất cả các xưởng thuộc da ở nước này đã hoãn sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Kim ngạch xuất khẩu da thuộc Brazil trong tháng 2/2014 đạt mức cao kỷ lục

Kim ngạch xuất khẩu da thuộc của Brazil trong tháng 2/2014 đạt mức cao kỷ lục 248 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng tháng năm 2013.

Với các nhà nhập khẩu da thuộc đang đối mặt với số lượng các quốc gia hạn chế xuất khẩu da sống và da sơ chế. Brazil đang chứng tỏ là một trong những nhà cung cấp đáng tin cậy nhất trên thế giới.

Đồng thời, nỗ lực xuất khẩu trong năm nay có nghĩa là ngành công nghiệp Brazil sẽ góp phần quan trọng đến tổng lượng xuất khẩu của Brazil trong năm 2014.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet