blank.JPGThêm vào đó là do nhu cầu và giá của thị trường thế giới đều giảm, một phần là việc đồng Won giảm giá vào năm ngoái.
 
Sau khi đạt mức cao kỉ lục 822 triệu USD năm 2007, xuất khẩu PSF của Hàn Quốc là 787 triệu USD vào năm ngoái. Dù vậy đây cũng là mức cao thứ 2 trong lịch sử xuất khẩu PSF của quốc gia Đông Á này.
 
Giá PSF đang giảm
 
Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu PSF của Hàn Quốc đã giảm mạnh nhất trong 4 năm qua xuống còn 541.500 tấn, điều này phản ánh giá trung bình tăng trong những năm qua. Giá xuất khẩu trung bình của xơ ngắn đã tăng từ 74 xu/kg năm 1998 lên 1,45USD/kg vào năm 2008.
 
Tuy nhiên xu hướng chung của thị trường thế giới hiện nay, giá tiếp tục giảm từ nửa cuối năm ngoái, từ 1,56 USD vào tháng 7 và 8 xuống còn 1,2USD vào tháng 12, thậm chí còn xuống mức 1,03 USD vào tháng 1 năm nay.
 
Lượng hàng xuất khẩu đã giảm 13% vào tháng 10, 25% vào tháng 11 và 8,6% vào tháng 12. Còn đầu năm nay con số này là 20%.
 
Việc PSF ế ẩm nói chung đã thể hiện sự đi xuống của hàng xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ, EU và Trung Quốc.
 
Vào tháng 1/2009, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 46%, sang Trung Quốc giảm 26%, sang Đức giảm 51% và sang Iran giảm 60%.
 
PSF không bán được đã làm giảm giá trị xuất khẩu và đến thời điểm này xuất khẩu PSF của Hàn Quốc vẫn tiếp tục giảm.
   
Pakistan, Việt Nam – khách hàng tiềm năng của Hàn Quốc
 
Một số khách hàng quen của Hàn Quốc phần nào đã được thay thế bởi những nước có ngành sản xuất vải polyester đang phát triển mạnh như Việt Nam và Pakistan.
 
Xuất khẩu PSF sang Pakistan tăng 177% về khối lượng và 88% về giá trị vào tháng 1 năm nay.   
 
Sau khi Pakistan áp đặt thuế chống bán phá giá 10% vào hàng PSF từ Trung Quốc thì hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc đã tăng rất mạnh.
 
PSF nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng 41% trong năm ngoái và gấp đôi trong 3 năm. Tuy nhiên vào tháng 1 năm nay, giá trị xuất khẩu (tính bằng USD) giảm 57%.
Vinatex
 

Nguồn: Internet