Hồng Kông là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và EU, cũng là nhà xuất khẩu mặt hàng dệt chính, càng khẳng định vị trí của mình được coi như là một trong những điểm nút thương mại nổi bật của Châu Á.
 
Xuất khẩu dệt may từ Hồng Kông đạt 40 tỉ USD, đóng góp 11% trên tổng kim ngạch trong vùng. Tuy nhiên phần lớn trong số này, bao gộp cả hàng hoá tái xuất khẩu có xuất xứ từ khu vực nội địa Trung Quốc và những nước giá rẻ ở Châu Á khác.
 
Sản xuất ngành dệt may nội địa Hồng Kông đã và đang suy giảm do giá thành cao; đặc biệt trong các thành phần giá cả đầu vào, giá lao động và giá đất cao hơn rất nhiều so với phần lớn các nước Châu Á khác. Do đó, từ những năm cuối 1980 , thị trường chứng kiến xu hướng các doanh nghiệp sản xuất nội địa chuyển dần nhà mày sản xuất sang các nước giá rẻ hơn, đặc biệt sang Trung Hoa lục địa.
 
Dù vậy, ngành công nghiệp may mặc Hồng Kông vẫn giữ vị trí quan trọng - là ngành có hoạt động sản xuất lớn nhất trong miền. Hiện tại ngành công nghiệp ở nước này đang tập trung sản xuất phục vụ thị trường xa xỉ phẩm- nơi các giá trị như tính sáng tạo và tính thời trang được coi là cần thiết trong việc hấp dẫn người tiêu dùng thuộc đẳng cấp sành điệu trên trường quốc tế. Một vài mạng lưới kết nối quan trọng đã được thiết lập giữa Hồng Kông và một số thương hiệu nổi tiếng , độc đáo bậc nhất.
 
Hơn nữa, ngành công nhiệp dệt may là trung tâm kinh tế của vùng; tạo công ăn việc làm cho gần 147.000 lao động, trong đó có 117.000 người liên quan tới các hoạt động giao thương XNK.
 
Hướng tới tương lai, một mặt Hồng Kông sẽ phải đối mặt với sức ép về cạnh tranh do các ngành công nghiệp dệt may ở những nước Châu Á khác đang mở rộng và xây dựng , phát triển không ngừng ,với mục đích  nâng cao khả năng thiết kế và năng lực sản xuất.
 
Mặt khác, những cơ hội giữa Hồng Kông và người láng giềng Trung Quốc đại lục đang được mở ra do hai nước ngày ngày càng gần nhau hơn về giao thương kinh tế.
Vinatex

Nguồn: Internet