(VINANET) - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quan tâm tới việc hợp tác với Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) và Hiệp hội cao su quốc tế (IRCo) để phát triển thị trường cao su tự nhiên giao ngay/ physical và Hội đồng cao su châu Á để bình ổn giá cao su trong thời gian dài.

Thị trường cao su tự nhiên giao ngay/physical là một thị trường thực sự liên quan tới việc giao cao su cho các khách hàng. Đây là sự khác nhau so với hàng hóa hoặc thị trường kỳ hạn, ở đó việc giao hàng chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị giao dịch, tuy nhiên chúng có tác động trực tiếp đến giá cao su trên thị trường. “Chúng tôi đã thấy sự hợp tác của Thái Lan, Malaysia và Indonesia để phát triển thị trường cao su từ một thị trường những người mua đến thị trường những người sản xuất. Đây là một phần để duy trì giá cao su tự nhiên trong dài hạn”, Bộ trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Cao Đức Phát cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Nation, sau cuộc họp Petipong Pungbun na Ayudhya, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và hợp tác Thái Lan.

Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) và Hiệp hội cao su quốc tế (IRCo) được thành lập bởi 3 nước trong Asean – Thái Lan, Malaysia và Indonesia – đã sản xuất 7,7 triệu tấn cao su, hoặc 64% trong số 12 triệu tấn toàn cầu vào năm ngoái.

Cùng với sản lượng của Việt Nam là 900.000 tấn, tất cả chiếm 70% sản lượng cao su toàn cầu.

Ông Cao Đức Phát cho biết, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ tham gia cuộc họp kỹ thuật, để thiết lập thị trường cao su tự nhiên giao ngay/physical khu vực tại Bangkok vào ngày 1/4, sau đó sẽ nghiên cứu làm thế nào để tham gia hội đồng.

Kể từ khi giá cao su giảm vào năm 2013, Việt Nam đã có chính sách cắt giảm sản lượng cao su, bằng cách giảm sản xuất cao su tự nhiên, giảm diện tích trồng cao su và khuyến khích nông dân chuyển sang cây trồng khác thay thế cây cao su.

“Mục tiêu của chúng tôi là giảm sản lượng cao su tại một thời điểm, khi giá cao su vẫn giảm, nhưng chúng tôi không thể nhằm mục tiêu bao nhiêu. Điều đó phụ thuộc vào những người nông dân”, ông cho biết.

Petipong cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Nation, cuộc họp với Bộ trưởng Việt Nam đạt 3 mục tiêu – Việt Nam sẽ hợp tác với ITRC và IRCo, để phát triển thị trường cao su tự nhiên giao ngay/physical, họ sẽ đàm phán để hài hòa tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật, đặc biệt đối với sản phẩm trái cây trước khi Cộng đồng kinh tế Asean có hiệu lực vào tháng 12, và chia sẻ những thành công của quan hệ đối tác công – tư trong các sản phẩm nông nghiệp.

Việt Nam sẽ cử 1 nhóm người sang Thái Lan trước ngày 10/4, để thảo luận các chi tiết của sản phẩm theo SPS hài hòa, với mục tiêu hoàn thành tất cả mọi thứ trước AEC.

Theo chương trình PPP, các công ty toàn cầu và nông dân chia sẻ kiến thức, hỗ trợ tài chính và rủi ro kinh doanh, để phát triển cây trồng nông nghiệp. Các doanh nghiệp toàn cầu tham gia chương trình này tại Việt Nam bao gồm Unilever và Nestle. Đây là chương trình được đề xuất bởi Diễn đàn kinh tế thế giới, bắt đầu tại Việt Nam vào năm 2010.

Ông Cao Đức Phát cho biết, kể từ khi Việt Nam khởi động PPP trong nước và cũng bắt đầu chiến dịch Grow Asia vào năm 2010, doanh thu nông nghiệp đã tăng trung bình 3% mỗi năm và chi phí giảm trung bình 2% mỗi năm.

Việt Nam là một trong 4 nước tham gia dự án Grow Asia. Những nước khác là Indonesia, Myanmar và Philippine.

Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet/Reuters

Nguồn: Internet