Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.571

Trừ lùi: -120

Đắk Lăk

36.200

+200

Lâm Đồng

35.600

+200

Gia Lai

36.200

+200

Đắk Nông

36.000

+200

Hồ tiêu

54.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.305

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ theo thị trường cà phê thế giới. Đồng USD giảm và đồng Brl vững, tuy có giảm như không mạnh, đã giúp giá 2 sàn kỳ hạn cà phê tăng ngược trở lại. Cú đảo chiều này xem ra sẽ tạo nên nhiều bất ngờ đầy hứa hẹn, theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình.

 

Lâm Đồng hiện có gần 15.650 ha cà phê sản xuất đạt tiêu chuẩn UTZ, chiếm tỷ lệ hơn 10% tổng diện tích cà phê hiện có. Trên diện tích này được sản xuất theo hình thức liên kết giữa 10 doanh nghiệp với khoảng 7.800 nông hộ, hàng năm thu hoạch tổng sản lượng gần 57.000 tấn hạt nhân. UTZ là tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận cho cây cà phê, ca cao hoặc chè canh tác theo quy trình an toàn, bền vững, sản phẩm được dán nhãn truy xuất nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường.

 

Kết thúc niên vụ cà phê 2017/18, báo cáo xuất khẩu từ Indonesia chỉ đạt tổng cộng 1,6 triệu bao cà phê các loại, một con số hết sức bất ngờ. Trong khi dự kiến con số xuất khẩu trong cùng niên vụ cà phê này của Việt Nam có thể lên tới 30 triệu bao, cũng bất ngờ không kém. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,6% và 9,8%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là: Indonesia (gấp 8 lần), Nga ( 66,6%) và Philippines ( 46,6%). Trong tháng 9/2018, thị trường cà phê trong nước biến động nhiều theo xu hướng thị trường thế giới.