Từ đầu năm tới nay, giá dầu cọ đã giảm gần 3%. Đầu tháng 7/2019 có lúc xuống mức thấp nhất gần 4 năm là 1.916 ringgit/tấn, sau đó giá hồi phục dần, phiên 30/7/2019 đạt 2.061 ringgit/tấn.
Tiêu thụ dầu cọ làm nhiên liệu sinh học ở Indonesia -nước tiêu thụ dầu nhiệt đới nhiều nhất thế giới - sẽ tăng hơn 3 triệu tấn trong năm 2019, đạt 14,8 triệu tấn. Jakarta kế hoạch sẽ tăng hàm lượng sinh học trong diesel sinh học lên 30% vào năm tới (gọi là B30), từ mức 20% hiện nay.
Ngoài ra, việc giảm ép dầu đậu tương ở Trung Quốc do cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng có thể khiến Bắc Kinh phải tăng nhập khẩu dầu cọ thêm 18,5% lên 6,4 triệu tấn trong năm 2018/19 (kết thúc vào 30/9/2019). Được biết, nhập khẩu đậu tương Mỹ vào Trung Quốc đã giảm rất nhiều kể từ sau khi Bắc Kinh đánh thuế 25% lên đậu tương nhập từ Mỹ.
Theo Mielke, sản lượng dầu cộ Malaysia năm nay sẽ đạt 20,3 triệu tấn, tăng 4,1% so với năm trước, còn của Indonesia sẽ tăng 5,3% lên 43,7 triệu tấn.
Sản lượng đậu tương Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới, có thể giảm 6,6% xuống 9,8 triệu tấn trong năm marketing 2019/20, bắt đầu từ 1/10/2019, do khu vực miền Trung nước này bị thiếu mưa.
Nguồn: VITIC/Reuters