Ngoài ra, thị trường dầu thực vật được thúc đẩy bởi lo ngại thời tiết khắc nghiệt tại Nam Mỹ và xuất khẩu tăng mạnh cũng góp phần hỗ trợ.
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 101 ringgit, tương đương 1,78% đạt 5.776 ringgit (1.380,17 USD)/tấn. Giữa ngày, hợp đồng này có lúc ở mức 5.760 ringgit (1.377 USD)/tấn.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraina làm dấy lên những lo lắng về các chuyến hàng dầu hướng dương từ khu vực Biển Đen, theo Refinitiv Agricultural Research.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,6%, giá dầu cọ tăng 2,3%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,5%.
Thời điểm giữa ngày, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 1,4%, giá dầu cọ tăng 2,6%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,5%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 2/2022 đã tăng 30,5% so với cùng kỳ tháng 1/2022, theo các nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể thử vùng kháng cự 5.794 – 5.868 ringgit/tấn, bứt phá mức trên có thể leo lên 5.986 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters