Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 128 ringgit, tương đương 2,31% đạt 5.667 ringgit (1.354,45 USD)/tấn. Giữa ngày, hợp đồng này có lúc đạt 5.677 ringgit (1.356,84 USD)/tấn.
Tại Malaysia, xuất khẩu dầu cọ trong 20 ngày đầu tháng 2/2022 đã tăng 24,9% so với cùng kỳ tháng trước, lên 825.193 tấn, theo các nhà khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services.
Dầu đậu tương Chicago được củng cố bởi những lo ngại về việc giảm năng suất ở Nam Mỹ do hạn hán, có thể thắt chặt nguồn cung dầu thực vật toàn cầu trong tương lai.
Các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng nhập khẩu kỷ lục 100.000 tấn dầu đậu tương từ Mỹ do nguồn cung hạn chế từ Nam Mỹ, vào thời điểm giá dầu cọ đang ở mức cao kỷ lục.
Việc mua nhiều đậu tương từ Mỹ dự kiến sẽ hỗ trợ giá đậu tương của nước này, mặt hàng đã tăng gần 20% trong năm nay lên gần mức cao nhất một thập kỷ, làm dấy lên lo ngại về lạm phát lương thực.
Nhà nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới này thường nhập khẩu dầu đậu tương từ Argentina và Brazil, nhưng sản lượng sụt giảm ở hai nhà xuất khẩu hàng đầu này buộc New Delhi phải chuyển sang nhập khẩu dầu đậu tương của Mỹ.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 2%, giá dầu cọ tăng 2,2%. Thời điểm giữa ngày, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 2,4%, giá dầu cọ tăng 2,8%. Dầu hạt cải trên sàn giao dịch hang hóa Trịnh Châu tăng gần 4%. Sàn Chicago hôm nay đóng cửa nghỉ lễ, không giao dịch.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể thử mức hỗ trợ ở 5.484 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters