Hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa phiên 25/1 tăng 0,44% đạt 5.283 ringgit (1.261,46 USD)/tấn. Trong phiên đầu tuần, hợp đồng có lúc đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 5.380 ringgit/tấn trước khi đảo chiều đóng cửa ở mức thấp hơn 1,18%.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương và dầu cọ giảm lần lượt 2,45% và 1,54%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,02%.
Vào thời điểm nghỉ giữa ngày lúc 12h21 hôm nay 26/1/2022, hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,36% lên 5.301 ringgit (1.265,76 USD)/tấn. Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,17%, giá dầu cọ tăng 1,08%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,59%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 1/2022 giảm 36,7% xuống 847.520 tấn từ mức 1.338.255 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ tháng trước, theo các nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, các đồn điền dầu cọ ở Malaysia đóng cửa do dịch virus corona khiến hạn chế sản xuất và giá mặt hàng này dự kiến sẽ duy trì ổn định trong ít nhất nửa đầu năm.
Nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu – Indonesia đã tiến hành thử nghiệm sớm đối với xăng làm từ dầu cọ khi nước này đặt mục tiêu mở rộng sử dụng dầu thực vật trong lĩnh vực năng lượng nội địa.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ chuẩn có thể quay lại mức thấp hôm thứ ba ở 5.202 ringgit/tấn, do sự điều chỉnh được kích hoạt bởi ngưỡng kháng cự 5.366 ringgit/tấn có vẻ chưa hoàn thiện.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters