Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa phiên 12/1 giảm 27 ringgit, tương đương 0,53% đạt 5.042 ringgit (1.205,07 USD)/tấn, sau khi tăng 0,8% trong phiên giao dịch trước đó.
Trong phiên giao dịch sớm, hợp đồng kỳ hạn này đã chốt ở 5.096 ringgit (1.220,60 USD)/tấn, tăng 1,07% qua đêm.
Dầu cọ đang mất dần thị phần khiến nhu cầu mặt hàng này yếu. Tuy nhiên sản lượng thấp đã ngăn đà giảm giá, theo một thương nhân tại Kuala Lumpur.
Hiệp hội Các nhà Xay xát Dầu cọ ở Nam bán đảo (SPPOMA) ước tính, sản lượng dầu cọ trong 10 ngày đầu tháng 1/2022 giảm 32% so với cùng kỳ tháng trước.
Hiệp hội chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong tháng 12/2021 đã giảm 27% so với một năm trước khi giá tăng mạnh làm giảm chiết khấu cho các loại dầu cạnh tranh, khiến các nhà máy lọc dầu tăng nhập khẩu dầu đậu tương và dầu hướng dương.
Trong tháng 12/2021, Ấn Độ đã nhập khẩu 565.943 tấn dầu cọ, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu dầu đậu tương tăng 22% lên 392.471 tấn; nhập khẩu dầu hướng dương tăng 10% lên mức 258.449 tấn.
Ấn Độ nhập khẩu dầu cọ chủ yếu từ Indonesia và Malaysia, dầu đậu tương Argentina và Brazil và dầu hướng dương từ Nga và Ukraine.
Kết thúc phiên 12/1, trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,4%, giá dầu cọ giảm 0,1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,1%, sau khi tăng 1,5% qua đêm.
Trong phiên giao dịch sớm, trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,13%, giá dầu cọ tăng 0,22%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,76%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể đạt mức 5.002 ringgit/tấn.