Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3 trên sàn Bursa Malaysia tăng 43 ringgit, tương đương 0,8% đạt 5.069 ringgit (1.210,50 USD)/tấn, mức đống cửa cao nhất kể từ ngày 03/11/2021.
Sang đầu phiên giao dịch 12/1, hợp đồng này đã tăng thêm 36 ringgit, tương đương 0,71% lên 5.105 ringgit (1.221,29 USD)/tấn. Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3 đã tăng 0,53% qua đêm.
Dữ liệu của Hiệp hội Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho thấy, dự trữ dầu cọ cuối tháng 12/2021 tại nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này giảm mạnh hơn so với dự kiến, với mức giảm 12,9% so với tháng trước do sản lượng sụt giảm trong khi tiêu thụ nội địa tăng vọt, đã tiếp tục thắt chặt tồn kho năm 2022.
Theo cơ quan khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance, xuất khẩu dầu cọ trong 10 ngày đầu tháng 1/2022 giảm 40,6% xuống 325.601 tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Trong một lưu ý, Shahira Rahim, nhà phân tích của MIDF Research, cho biết dự trữ sẽ tiếp tục khan hiếm trong giai đoạn sản lượng thấp theo mùa vụ và do nhu cầu tốt từ Trung Quốc trước thềm năm mới.
CGS-CIMB Research dự báo, dự trữ dầu cọ giảm 4,5% so với tháng trước xuống 1,51 triệu tấn vào cuối tháng 1/2022, với sản lượng và xuất khẩu cũng giảm lần lượt 12,5% và 20%.
Ivy Ng, người đứng đầu khu vực nghiên cứu về đồn điền tại CGS-CIMB Research, cho biết do nguồn cung dầu ăn toàn cầu bị thắt chặt và vấn đề thiếu hụt lao động trong ngành công nghiệp dầu cọ ở Malaysia chưa được giải quyết, khiến giá dầu cọ thô được dự đoán sẽ duy trì ở mức 4.500-5.500 ringgit/tấn trong tháng 1/2022.
Trong quý đầu năm mới, giá có thể vẫn ở mức cao trước khi có xu hướng giảm trở lại do nguồn cung phục hồi và hoạt động nghiền hạt có dầu được cải thiện.
Nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu Indonesia dự đoán năm nay lượng mưa sẽ tiếp tục cao hơn bình thường, có thể làm gián đoạn việc thu hoạch và ảnh hưởng đến sản lượng.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,8%, giá dầu cọ tăng 1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,7%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.