Gạo nguyên liệu IR 504 đứng ở mức 10.100 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 giá 11.400 đồng/kg; tấm 1 IR 504 giá 10.100 đồng/kg; cám vàng 7.150 đồng/kg.

Tham khảo giá gạo tại An Giang ngày 18/1/2021

Giá: đ/kg

Tên mặt hàng

Ngày 18/1/2021

Ngày 11/1/2021

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Nếp vỏ (khô)

7.500 - 7.700

7.500 - 7.700

Không đổi

- Lúa IR 50404

6.900-7.000

6.800 -6.900

Tăng 100

- Lúa OM 9577

7.000

6.900

Tăng 100

- Lúa OM 9582

7.000

6.900

Tăng 100

- Lúa Đài thơm 8

7.200 -7.300

7.200 -7.300

Không đổi

- Lúa OM 5451

6.800 -7.000

6.800 - 6.900

Tăng 100

- Lúa OM 6976

6.900 -7.000

6.900 -7.000

Không đổi

- Lúa OM 18

6.800 - 7.000

6.800 - 7.000

Không đổi

- Lúa Nhật

7.700 - 7.900

7.700 - 7.900

Không đổi

- Nàng Hoa 9

7.500 - 7.600

 

Không đổi

Lúa khô

 

 

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

11.000

12.000

Giảm 100

- Lúa IR 50404 (khô)

7.500

7.500

Không đổi

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

Không đổi

- Gạo thường

10.500 -11.500

10.500 -11.500

Không đổi

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

Không đổi

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

Không đổi

- Gạo thơm Jasmine

15.000 -16.000

14.500 -15.000

Tăng 500 – 1.000

- Gạo Hương Lài

19.500

19.500

Không đổi

- Gạo trắng thông dụng

14.500

13.000

Tăng 1.500

- Gạo Sóc thường

16.400

14.500

Tăng 1.900

- Gạo thơm Đài Loan trong

20.000

20.000

Không đổi

- Gạo Nàng Hoa

16.200

16.500

Giảm 300

- Gạo Sóc Thái

20.500

18.000

Tăng 2.500

- Tấm thường

12.500

12.500

Không đổi

- Tấm thơm

13.500

14.500

Giảm 1.000

- Tấm thường

12.000

12.000

Không đổi

- Gạo Nhật

24.000

24.000

Không đổi

Cám

6.000

6.000

Không đổi

Sau một năm 2020 thắng lợi giòn giã, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục có bước khởi đầu tương đối thuận lợi trong năm 2021 khi tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường lớn, tiềm năng với mức giá xuất khẩu cao.
Năm 2020 cả nước xuất khẩu gần 6,25 triệu tấn gạo, tương đương 3,12 tỷ USD, giá 499 USD/tấn giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 11,2% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm 2019.
Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, giá 476 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 19,3% về kim ngạch và tăng 14,7% về giá so với năm 2019, chiếm 35,5% trong tổng lượng và chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng rất mạnh 70% về lượng, tăng 92,7% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm trước, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 810.838 tấn, tương đương 463,03 triệu USD, giá 571 USD/tấn, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch. Ghana đứng vị trí thứ 3, đạt 522.548 tấn, tương đương 282,29 triệu USD.
Vào đầu tháng 12/2020, giá gạo giảm đột ngột từ 498 USD/tấn xuống 480 USD/tấn, do các thương nhân xả hàng làm rỗng kho để chờ thu mua vụ Đông Xuân sắp tới. Tuy nhiên, giá đã tăng mạnh trở lại sau đó, nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt container chuyên chở vào cuối năm nên chi phí vận chuyển tăng mạnh.
Bước sang năm 2021, tin vui đã đến với ngành lúa gạo Việt Nam ngay từ đầu năm. Cụ thể, ngay chiều ngày 13/1, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Cần Thơ đã phối hợp tổ chức lễ xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên của năm 2021 với tổng khối lượng 1.600 tấn.
Hợp đồng đã ký kết xuất khẩu sang Singapore 450 tấn và Malaysia 1.150 tấn. Lô gạo này gồm 2 loại gạo Jasmine 85 với giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn, do Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) thực hiện.
Theo Haiquanonline, Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Trung An chia sẻ, các mức giá xuất khẩu nêu trên là khá cao. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, tham gia các FTA song phương và đa phương, ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó có nhóm hàng lúa gạo, đang được hưởng những lợi thế lớn chưa từng có.
Dự báo, xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn duy trì tín hiệu lạc quan cả về sản lượng và giá bán. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, châu Phi... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam và giá gạo đang ở mức rất lạc quan.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VFA cho biết, để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức xấp xỉ và cao hơn năm 2020 với sản lượng tương đương, VFA đã đề ra một số giải pháp để phát triển thị trường, tiếp cận thị trường nước ngoài thông qua các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
“VFA đã xây dựng các kênh chào hàng trực tuyến cũng như tham gia các hội thảo về thương mại theo hình thức trực tuyến để phát triển ngành hàng gạo. Các sản phẩm cũng sẽ tập trung vào nhưng loại chất lượng cao, đang có kết quả xuất khẩu tốt…”, ông Kiên nói.
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, các doanh nghiệp cần quan tâm phát triển sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch vừa mang giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường; tăng cường chế biến để tạo giá trị gia tăng, việc làm và tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan từ các FTA hiện nay đối với các mặt hàng nông sản.

Nguồn: VITIC