Việc đóng cửa này tiếp sau một tuyên bố của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel trong tháng trước, trước khi các nhà lãnh đạo của ngành chuẩn bị một sự kiện như vậy.
Ông nói “nếu bất cứ lúc nào chúng tôi phải đóng cửa trong vài ngày do thiếu nhiên liệu, hãy tận dụng thời gian đó và cho các nhà máy thực hiện tốt sửa chữa và bảo trì”.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một loạt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào đầu tư và tài trợ từ nước ngoài, các nguồn cung cấp dầu, du lịch và các nguồn doanh thu khác.
Tại cuộc họp này, các quan chức đã báo cáo vụ thu hoạch là 150.000 tấn đường thô, thấp hơn kế hoạch do tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phụ tùng và những vấn đề khác tại 48 nhà máy hoạt động.
La Demajuagua, tờ báo của đảng Cộng hòa ở tỉnh miền đông Granma đã báo cáo hôm 9/2 rằng 2 trong số 4 nhà máy đã đóng cửa. Phong tỏa của Mỹ chống lại Cuba đã có tác động tiêu cực tới tiềm lực kinh tế, nhà máy chỉ nhận được 48% nhiên liệu đã phân bổ kể từ tháng 1/2020, gây ra sự tê liệt tạm tời của nhà máy Bartolme Maso và Roberto Ramirez.
Không rõ liệu các nhà máy khác trong khu vực có bị đóng cửa không trong khi các báo cáo trên phương tiện truyền thông xã hội về việc thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng và ở các khu vực khác của đất nước.
Cuba, không hy vọng tăng xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản, dự kiến sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường thô trong vụ thu hoạch, theo ước tính của Reuters dựa trên các báo cáo truyền thông.
Số liệu đó sẽ nhiều hơn một chút so với 1,3 triệu tấn trong vụ thu hoạch trước, một trong những mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Chính phủ cho biết họ có kế hoạch xuất khẩu khoảng 800.000 tấn đường thô trong năm nay.
Tiêu thụ của Cuba từ 600.000 tới 700.000 tấn đường một năm và đã đồng ý bán cho Trung Quốc mỗi năm 400.000 tấn. Phần còn lại họ bán ra thị trường mở.
Vụ thu hoạch thường bắt đầu với vài nhà máy hoạt động trong cuối tháng 11 và số còn lại sẽ sản xuất vào giữa tháng 1. Hầu hết các nhà máy đóng cửa vào tháng 5.
 

Nguồn: VITIC/Reuters