Thị trường cà phê
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm 300 đồng sau khi chững lại trong phiên giao dịch trước đó. Tại cảng TPHCM, robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt tại 2.404 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

Giacaphe.com

Loại cà phê

Địa phương

ĐVT

Giá TB hôm nay

+/- chênh lệch

Robusta loại 2 (5% đen, vỡ)*

Xuất khẩu, FOB

USD/tấn

2.404

 

+55

Nhân xô

Đắk Lắk

VNĐ/kg

41.200

-300

Lâm Đồng

VNĐ/kg

40.400

-300

Gia Lai

VNĐ/kg

41.100

-300

Đắk Nông

VNĐ/kg

41.100

-300

* so với giá tham chiếu cà phê robusta trên sàn London của phiên liền trước

Cà phê vụ mới đã được đưa ra thị trường nội địa, tuy nhiên thương mại không mấy sôi động.
Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn, thu về 2,7 tỷ USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc tăng, nhưng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Algeria, Philippines giảm.
Các chuyên gia cho biết, hiện nay giá cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, thay vì Brazil trước đây do cơ chế trừ lùi. Giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn, trong khi giá cà phê của Brazil là giá cộng. Chiến lược ngành cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh mặt hàng cà phê chế biến hơn là chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện tại.
Thị trường hạt tiêu
Giá hạt tiêu có mức thấp nhất tại Gia Lai ở 79.500 đồng/kg và mức cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở 82.500 đồng/kg.

Giá hạt tiêu trong nước

Giatieu.com

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua

(Đơn vị: VNĐ/kg)

+/- chênh lệch

Đắk Lắk

80.500

-

Gia Lai

79.500

-

Đắk Nông

80.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

82.500

+500

Bình Phước

81.500

+500

Đồng Nai

80.000

-

Thời tiết không thuận lợi trong quá trình ra trái tiêu ở Việt Nam được cân bằng một phần nhờ loại cây trồng tốt ở các nước khác. Vụ thu hoạch ở Việt Nam 2022 sẽ bắt đầu muộn hơn bình thường vài tuần.
Mặc dù thời điểm sát Tết Nguyên Đán 2022 khiến nhu cầu chi tiêu cuối năm tăng cao nhưng lượng tiền về chậm khiến đại lý lẫn nông dân chưa muốn bán ra.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước châu Âu. Các công ty Việt Nam đã tận dụng tốt Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực này.
Ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 40 nghìn tấn, thu về 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
Trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hạt tiêu khi các nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.

Nguồn: Vinanet/VITIC