Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.447

Trừ lùi: -85

Đắk Lăk

33.400

0

Lâm Đồng

32.700

0

Gia Lai

33.400

0

Đắk Nông

33.300

0

Hồ tiêu

44.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước phiên hôm nay có mức giá cao nhất ở 33.400 đồng/kg tại Gia Lai và Đắk Lắk, 33.300 ở Đắk Nông và thấp nhất ở 32.700 đồng/kg tại Lâm Đồng.
Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực, mang về ngoại tệ lớn cho tỉnh, nhưng lượng cà phê chế biến sâu vẫn còn khiêm tốn. Với những lợi thế sẵn có thì việc thúc đẩy công nghiệp chế biến sẽ nâng cao giá trị, khẳng định vị thế cho mặt hàng này.
Theo thống kê, trên diện tích hơn 200.000 ha, mỗi năm cà phê của tỉnh cho sản lượng khoảng 460.000 tấn. Mặt hàng này cũng giúp tỉnh thu về nguồn ngoại tệ đáng kể. Chỉ tính riêng niên vụ cà phê 2017/18, xuất khẩu cà phê đạt 191.169 tấn, chiếm tỷ trọng 10,65% sản lượng của cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 365 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10,47% tỷ trọng xuất khẩu cà phê cả nước.
Trên thực tế, cà phê chế biến dù mang lại giá trị lớn và có nhu cầu tiêu dùng cao, tuy nhiên lâu nay trên địa bàn tỉnh, cà phê chế biến sâu vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu và chưa đem lại giá trị gia tăng tương xứng cho ngành cà phê Đắk Lắk. Cà phê dù đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, với tỷ trọng chiếm khoảng 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh, nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê nhân. Đơn cử như trong niên vụ 2017/18, cà phê hòa tan xuất khẩu chỉ đạt 4.330 tấn, chiếm tỷ lệ 2,27% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 26,877 triệu USD, chiếm 7,36% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh. Hơn nữa, việc xuất khẩu phần đa dưới dạng thô do công nghệ chế biến còn lạc hậu; mẫu mã chưa hấp dẫn... dẫn đến cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường thế giới, dễ bị ép giá trên thị trường.
Để khắc phục điều này, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng quy mô, đầu tư máy móc, trang thiết bị, đẩy mạnh sản xuất, chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/3, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 5/2019 trên sàn London tăng 0,1% đạt 1.532 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 1,2% xuống 97,2 UScent/lb.
Tháng 2/2019, giá cà phê robusta giao kỳ hạn biến động không đồng nhất so với ngày 31/1/2019, trong khi giá cà phê arabica giảm. Cụ thể, trên sàn giao dịch London, ngày 26/2/2019 cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3/2019 và tháng 5/2019 tăng lần lượt 0,3% và 0,1% so với ngày 31/1/2019, lên mức 1.531 USD/tấn và 1.550 USD/tấn. Đối với kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019, giá cà phê robusta giảm 0,3% và 0,5% so với ngày 31/1/2019, xuống mức 1.560 USD/tấn và 1.574 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 26/2/2019 cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 và tháng 5/2019 giảm 5,6% và 5,2% so với ngày 31/1/2019, xuống còn 96,4 Uscent/lb và 99,85 Uscent/lb. Đối với kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019, cà phê arabica có mức giá 102,6 Uscent/lb và 105,35 Uscent/lb, giảm 5,1% và 5,0% so với ngày 31/1/2019.
Trên sàn BMF của Brazil, ngày 26/2/2019 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 7/2019 giảm 8,9% và 5,1% so với ngày 31/1/2019, xuống mức 116,25 Uscent/lb và 122,4 Uscent/lb. Đối với kỳ hạn giao tháng 9/2019, giá cà phê arabica giảm 5,9%, xuống còn 123,1 Uscent/lb.