Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.330

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

31.700

-300

Lâm Đồng

31.000

-300

Gia Lai

31.400

-300

Đắk Nông

31.500

-300

Hồ tiêu

44.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.250

-50

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới có diễn biến trái chiều, với giá robusta sụt giảm khiến thị trường cà phê trong nước thoái lui. Mức giá thấp nhất chốt ở 31.000 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất là 31.700 đồng/kg tại Đắk Lăk.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong 4 tháng đạt 1.730 USD/tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4, giá chạm đáy gần ba năm, chỉ còn 1.698 USD/tấn, giảm 2,1% so với tháng 3.
Cục Xuất nhập khẩu cho hay tại các tỉnh Tây Nguyên, hạn hán khiến nhiều vườn cà phê thiếu nước nghiêm trọng khiến cà phê bị chết cháy hàng loạt, điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cà phê trong vòng 5 năm tới. Nguồn cung dồi dào vẫn gây áp lực lớn lên thị trường cà phê toàn cầu.
Hiện Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê robusta, còn cà phê arabica sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Sản lượng hai loại cà phê này của Brazil dự báo đều ở mức cao.
Theo Bộ Thương mại Brazil, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4 đạt gần 2,7 triệu bao, tăng 37,7% so với cùng kì năm 2018. Đây là tháng thứ 7 xuất khẩu cà phê của Brazil tăng mạnh. Bên cạnh đó, đồng real Brazil mất giá so với đồng USD khiến người trồng cà phê Brazil tăng bán, gây áp lực dư cung lên thị trường khiến giá cà phê giảm sâu.
Nông dân trồng cà phê trên khắp Peru đang cân nhắc việc trồng lại những cây già hoặc bị bệnh do chi phí trồng tương đối cao trong khi giá cà phê quốc tế thấp, theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Peru vẫn là nhà xuất khẩu cà phê arabica hữu cơ hàng đầu thế giới, với khoảng 90.000 ha cà phê được chứng nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các hoạt động canh tác hữu cơ có thể không cần thiết do không được tiếp cận với phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.
Theo báo cáo của FAS, nhiều trang trại cà phê nhỏ trên khắp Peru đã không phục hồi hoàn toàn về mặt tài chính do sự bùng phát bệnh gỉ sắt trên cây cà phê, đỉnh điểm là trong niên vụ 2013/14, ảnh hưởng tới 50% tổng sản lượng cà phê Peru.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp Peru đã tiến hành một chương trình phục hồi và tái canh tác cây cà phê trong giai đoạn đó, và chính phủ liên bang đã đưa ra đề xuất quảng bá rộng rãi cho cà phê nhưng tổng diện tích đất trồng cà phê của nước này ước tính đạt 390.000 ha vào năm 2019, tăng không đáng kể so với năm ngoái. Báo cáo ước tính thêm sản lượng và khối lượng xuất khẩu của Peru sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái.