Các thông tin nổi bật:
- Theo các chuyên gia, với tình hình giá thị trường như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD của ngành cà phê trong năm 2024 chắc chắn sẽ đạt được. Tuy nhiên, việc quan trọng là phải xây dựng ngành này phát triển một cách bền vững.
- Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA cho biết, để giữ vững được kết quả trên, Việt Nam cần phát triển cà phê bền vững từ sản xuất đến chế biến đến xuất khẩu. Đặc biệt là phải tạo ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp và người nông dân để xây dựng được các vùng cà phê đạt chất lượng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, phải đáp ứng các quy định của châu Âu về chống phá rừng và gây suy thái rừng có hiệu lực từ tháng 6/2023 để thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
- Thương mại toàn cầu gặp khó khăn từ giữa tháng 5/2024 đến nay, gây ra tình trạng thiếu container rỗng, đẩy giá cước vận tải biển tăng trung bình khoảng 30%. Rất nhiều lô hàng bị trì hoãn vận chuyển do thiếu hụt container rỗng dẫn đến tình trạng tồn đọng lớn. Đợt tăng cước mới được ấn định vào ngày 1/6 tới sẽ khiến chi phí vận chuyển mỗi container tăng thêm 1.000 USD, tiếp tục đẩy giá cà phê lên cao.
- Công ty dịch vụ tư vấn về hàng hóa Nông sản Safras & Mercado ước tính, tính đến ngày 21/5/2024, gần 15% vụ cà phê mới của Brazil đã được thu hoạch. Vụ thu hoạch năm nay có tốc độ nhanh hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng số thu hoạch được cho đến nay, ước tính Brazil đã thu được khoảng 5,3 triệu bao conillon Robusta và khoảng 5,15 triệu bao Arabica.
- Colombia cũng là quốc gia đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu mới của EU về không phá rừng, tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc để tuân thủ quy định sản phẩm không phá rừng (EUDR) của EU. Điều này rất quan trọng vì EU nhập hơn 20% lượng cà phê xuất khẩu của Colombia. Vào vụ 2024/25, sản lượng cà phê Colombia dự kiến sẽ đạt khoảng 12,4 triệu bao cà phê nhân, tăng 1,6% so với vụ trước.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters