Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.452

Trừ lùi: -85

Đắk Lăk

33.300

-200

Lâm Đồng

32.600

-200

Gia Lai

33.300

-200

Đắk Nông

33.200

-200

Hồ tiêu

43.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước lại quay đầu đảo chiều giảm theo đà giảm của thị trường cà phê thế giới. Giá cao nhất chốt ở 33.300 đồng/kg tại Đắk Lăk và Gia Lai, 33.200 đồng/kg tại Đắk Nông, và thấp nhất ở 32.600 đồng/kg tại Lâm Đồng.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 27/2, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London giảm 0,7% xuống mức 1.520 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 giảm 1,5% xuống 95,5 USCent/lb.
Tại Ấn Độ, thời tiết khắc nghiệt, bão lũ và lở đất trong đợt gió mùa tháng 8 - 9 năm 2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí cuốn trôi các đồn điền, làm sản lượng cà phê Ấn Độ giảm gần một nửa trong vụ thu hoạch này. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, với báo cáo chỉ ra sản lượng giảm 60%.
Theo ước tính trước đó, sản lượng cà phê của Ấn Độ đạt 300.000 tấn trong vụ mùa này. Tuy nhiên, nông dân tại các khu vực sản xuất cà phê chính như Coorg, Chikmagalur, Hassan và Wynad, cho biết sản lượng trong đợt thu hoạch vào đầu tháng 12/2018 và kết thúc vào tháng 2 năm nay sẽ giảm ít nhất 100.000 tấn.
Tại Brazil, các chuyên gia phân tích cho rằng sản lượng cà phê của nước này có thể giảm do chịu tác động của thời tiết không thuận lợi. Thêm vào đó, hoạt động trồng cà phê của quốc gia này vẫn luôn tuân theo chu kì hai năm, với một năm sản lượng lớn theo sau một năm sản lượng thấp vì các cây cà phê cần phục hồi.
Tại Ethiopia, việc giá cà phê giảm xuống đáy nhiều năm khiến người dân không còn động lực sản xuất. Việc trồng cà phê trở nên khó khăn và tốn kém, giá bán giảm xuống dưới giá thành sản xuất trong khi đây lại là kế sinh nhai của nhiều người nông dân. Đối với nông dân Ethiopia, hầu hết cà phê của họ được xuất khẩu với số lượng lớn là cà phê xanh chưa rang, với các quy trình làm tăng giá trị được thực hiện sau đó tại các quốc gia tiêu thụ cà phê.