Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 9/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch hôm nay giảm 13 ringgit, tương đương 0,33% chốt ở 3.902 ringgit (835,01 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã giảm 3,1%.
Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Boc1 của Mỹ giảm 2,04%. Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 giảm 0,84%, và giá dầu cọ DCPcv1 giảm 0,85%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Hôm nay (15/7), các nhà khảo sát hàng hoá dự kiến sẽ công bố ước tính về xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong nửa đầu tháng 7/2024.
Đồng ringgit của Malaysia giảm 0,13% so với đồng USD. Đồng ringgit suy yếu khiến dầu cọ trở nên rẻ hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Giá dầu giảm khi đồng USD tăng giá, trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Mỹ. Giá dầu thô suy yếu khiến dầu cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn cho nguyên liệu diesel sinh học. Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters, giá dầu cọ có thể hướng đến mức 3.850 ringgit/tấn.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT hôm nay (Đvt: US cent/lb):

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 8/24

46,65

46,65

45,68

45,84

46,65

Tháng 9/24

46,19

46,19

45,43

45,60

46,39

Tháng 10/24

45,50

45,60

44,87

45,03

45,86

Tháng 12/24

45,33

45,47

44,54

44,70

45,59

Tháng 1/25

45,32

45,38

44,49

44,67

45,51

Tháng 3/25

45,15

45,15

44,49

44,67

45,50

Tháng 5/25

45,29

45,31

44,59

44,72

45,52

Tháng 7/25

45,19

45,19

44,64

44,64

45,50

Tháng 8/25

44,80

44,80

44,50

44,50

45,29

Tháng 9/25

44,50

44,50

44,50

44,50

45,03

Tháng 10/25

44,55

45,45

44,48

44,66

45,10

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters