Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 7 USD/tấn lên 352-357 USD/tấn. “Nguồn cung từ vụ mới đang đến, nhưng các cơ quan Chính phủ mua khá tích cực”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết.
Việc ngừng lưu hành những loại tiền mệnh giá cao đã làm gián đoạn nguồn cung trong tháng 11 và tháng 12, khiến nhiều khách hàng trong nước không thể làm đầy kho dự trữ, Reuters dẫn lời một thương gia ở Mumbai cho biết.
Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện giá khoảng 360 - 365 USD/tấn, FOB Bangkok.
Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết “Tết cổ truyền của một số nước châu Á đang đến gần nên không có ai hỏi mua”.
Gạo 5% tấm của Việt Nam giá hiện khoảng 335 – 345 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với 345 – 350 USD/tấn một tuần trước.
Việt Nam và Philippines đã gia hạn thoả thuận thương mại tới tháng 12/2018, theo đó Việt Nam cam kết cung cấp cho Philippines 1,5 triệu tấn gạo mỗi năm.
USDA dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt 5,8 triệu tấn trong năm 2017, tăng 7,4% so với năm trước đó.
Những thông tin liên quan
Thái Lan mục tiêu giải phóng hoàn toàn kho dự trữ gạo trong năm 2017
Truyền thông Thái Lan ngày 17/1 đưa tin, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã tuyên bố rằng nước này quyết tâm "giải phóng" hoàn toàn kho dự trữ gạo quốc gia trong năm nay.
Hiện nay, tổng khối lượng thóc gạo dự trữ quốc gia của Thái Lan ở mức 8 triệu tấn, trong đó phần lớn là gạo trắng. Trong số này, khoảng 3,15 triệu tấn không còn phù hợp với tiêu dùng của con người và có thể được dung làm thức ăn chăn nuôi và chế biến, và 1,85 triệu tấn không phù hợp với cả tiêu dùng của con người và động vật mà chỉ phù hợp để sử dụng trong công nghiệp.
Thái Lan đặt mục tiêu xây dựng 1.000 nông trại trồng lúa quy mô lớn
Chính phủ Thái Lan sẽ đẩy mạnh chương trình trang trại lớn trồng lúa trong năm 2017. Chương trình này sẽ cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và cải thiện tính cạnh tranh của mặt hàng gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế.
Chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu xây dựng 1.000 nông trại trồng lúa quy mô lớn vào năm 2017.
Bà Chutima Bunyapraphasara, tân Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, cho biết chương trình trang trại lớn trồng lúa sẽ được phát triển theo 3 mô hình trang trại dựa trên vị trí địa lý và nhu cầu của những người nông dân tham gia chương trình.
Thỏa thuận về gạo giữa Việt Nam-Philippines được gia hạn hết năm 2018
Bản thỏa thuận thương mại gạo giữa Việt Nam và Philippines năm 2010 đã chính thức được gia hạn cho giai đoạn tiếp theo từ 31/12/2016 đến hết 31/12/2018.
Việc gia hạn Bản thỏa thuận thương mại gạo giữa 2 nước là hết sức cần thiết, góp phần ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh tình hình thị trường gạo thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh sức ép về giá cả và chất lượng từ các đối thủ truyền thống như Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo mới nổi lên, đang quyết tâm khẳng định vị trí trên bản đồ thương mại gạo thế giới như Pakistan, Campuchia và Myanmar.
Bản thỏa thuận là cơ sở pháp lý vững chắc giúp Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu gạo tại Philippines do nước này chủ yếu nhập khẩu gạo thông qua hình thức đấu thầu Chính phủ (G-G). Hiện nay, chỉ các nước đã ký Bản Thỏa thuận thương mại gạo cấp Chính phủ với Philippines (Campuchia, Thái Lan và Việt Nam) mới được tham gia các cuộc đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines.
Thành công của việc gia hạn đúng thời hạn của Bản thỏa thuận sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đầu mối của Việt Nam (Tổng Công ty lương thực miền Bắc và Tổng Công ty lương thực miền Nam) tham gia vào các đợt đấu thầu gạo cấp Chính phủ sắp tới tại Philippines (dự kiến đợt thầu tiếp theo sẽ được tổ chức trong tháng 1/2017).
Theo Bản Thỏa thuận thương mại gạo cấp Chính phủ với Philippines, Việt Nam sẽ cung cấp đến 1,5 triệu tấn gạo/năm, đảm bảo duy trì vị thế của nhà xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới...
Philippines tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan
Chính phủ Philippines cho biết các nhà nhập khẩu ngũ cốc nước này đã mua hơn 53.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam trong những tuần qua, đồng thời tìm cách tăng nguồn cung ngũ cốc sau khi một loạt cơn bão lớn đã tàn phá mùa màng trong nước trong quý cuối cùng của năm 2016.
Đợt nhập khẩu gạo lần này của Philippines, gồm có 41.464 tấn từ Thái Lan và 11.580 tấn từ Việt Nam, nằm trong số 90.760 tấn mà Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) đã cấp phép nhập khẩu trước cuối năm 2016.
NFA dự định sẽ cấp nhiều giấy phép nhập khẩu cho các nhà giao dịch để mua gạo từ Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Ấn Độ trong vài tuần tới.
Lào sẽ tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo hữu cơ của Lào mỗi năm.
Sau thoả thuận xuất khẩu 8.000 tấn gạo mà Lào đạt được với Trung Quốc, khoảng 4.000 tấn gạo nếp và gạo tẻ dã được Lào giao tới Trung Quốc. Và Trung Quốc đã thông qua việc nâng khối lượng nhập của Lào từ 8.000 tấn lên 20.000 tấn.
Lào có trên 778.000 ha đất trồng lúa quanh năm và trên 126.600 ha đất trồng lúa vào mùa khô. Nước này xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo mỗi năm sang Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và những thị trường khác.
Campuchia gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu gạo
Trong 2 năm liên tiếp, Campuchia đã không thể hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu gạo một triệu tấn mỗi năm như kế hoạch chính phủ nước này đề ra.
Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, trong năm 2016, nước này đã xuất khẩu được 540.000 tấn gạo, tăng 0,7% so với năm 2015, song thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 1 triệu tấn mỗi năm theo kế hoạch.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet