Dự trữ dầu cọ tại nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này đã tăng 4 tháng liên tiếp lên 1,69 triệu tấn, tăng 7,5% so với cuối tháng 5/2021, theo ước tính trung bình của 7 chủ đồn điền, thương nhân và nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters.
Sản lượng cũng tăng 7% trong tháng trước lên 1,68 triệu tấn, đánh dấu tháng tăng thứ tư liên tiếp và đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Xuất khẩu đã phục hồi so với mức giảm của tháng trước, tăng 10% lên 1,39 triệu tấn.
Trong tháng 7/2021, sản xuất dự kiến sẽ tiếp tục tăng, mặc dù cuộc khủng hoảng lao động do đại dịch gây ra sẽ hạn chế sản lượng, theo các nhà môi giới và phân tích.
Triển vọng nhu cầu cũng có vẻ khả quan sau khi Ấn Độ, nước mua dầu ăn lớn nhất thế giới, đã dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu dầu cọ tinh chế và giảm thuế nhập khẩu đối với cả loại thô và tinh chế.
Nhà xuất khẩu hàng đầu Indonesia cũng giảm thuế và thuế xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) trong tháng 7/2021, khiến dầu thực vật của nước này có khả năng cạnh tranh với Malaysia.
Sathia Varqa, đồng sáng lập của Palm Oil Analytics có trụ sở tại Singapore, cho biết Ấn Độ sẽ mua nhiều sản phẩm dầu cọ tinh chế của Indonesia hơn so với sản phẩm thô do thuế thấp hơn.
Theo Varqa, Ấn Độ thường mua các sản phẩm tinh chế từ Indonesia nhiều hơn vì giá tương đối rẻ hơn so với đối thủ Malaysia, còn mua CPO từ Malaysia.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOB) đã công bố số liệu chính thức vào ngày 12/7.