Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm mạnh tới 257 ringgit, tương đương 3,62% xuống 6.847 ringgit (1.578,74 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.816 ringgit (1.572,14 USD)/tấn.
Hợp đồng này đã tăng 11,8% trong tuần trước sau khi Indonesia – nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu áp đặt lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với dầu cọ thô và dầu cọ tinh chế, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu ăn toàn cầu.
Tuy nhiên, lệnh cấm này không gây lo ngại tới nguồn cung của thị trường EU do khối này đã dự trữ dầu ăn trong vài tuần.
Theo các nhà khảo sát hàng hoá, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 4/2022 đã giảm 13,9% - 16% so với tháng trước đó xuống 1.112.578 tấn từ mức 1.291.852 tấn xuất trong tháng 3/2022. Xuất khẩu trong tháng 4/2022 yếu hơn và kỳ vọng sản lượng cao hơn sẽ đẩy tăng lượng dầu cọ dự trữ.
Đồng ringgit tăng 0,36% so với đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất thêm 0,5% - cao nhất kể từ năm 2000.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 2,1%, giá dầu cọ giảm 2,5%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters