Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 78 ringgit, tương đương 1,13% lên 6.992 ringgit (1.603,67 USD)/tấn, tăng phiên thứ ba trong bốn phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã tăng 10,5% với mức tăng lớn nhất kể từ ngày 7/5/2021.
Indonesia có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt dầu ăn nội địa trong vài tuần tới và sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với dầu cọ và các sản phẩm tinh chế trong tháng 5/2022.
Unilever cho biết, do tình trạng khan hiếm dầu hướng dương tràn lan trong ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu nên họ đã thay đổi một số công thức để có thể thay thế nguồn cung thiếu hụt, một động thái giúp họ tiết kiệm tiền khi chi phí đầu vào tăng cao.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,3%, giá dầu cọ tăng 4,5%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,8% sau khi tăng mạnh 3,2% trong đêm.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Sàn giao dịch Malaysia sẽ đóng cửa nghỉ lễ Eid al-Fitr đến ngày 05/5/2022.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters