Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 166 ringgit, tương đương 2,59% lên 6.566 ringgit (1.507,35 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.510 ringgit (1.494,32 USD)/tấn.
Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ RBD từ nửa đêm 28/4/2022 cho đến khi phần lớn giá dầu ăn giảm xuống 14.000 rupiah/lít. Với lệnh cấm này, nhu cầu dầu cọ RBD toàn cầu có thể sẽ chuyển hướng sang Malaysia và nhiều dầu cọ thô có thể được chế biến tại các nhà máy lọc dầu của Malaysia, mang lại lợi thế về giá.
Nhập khẩu dầu cọ của EU trong năm 2021/22 đạt 4,02 triệu tấn, giảm so với mức 4,42 triệu tấn trong năm trước đó.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 4/2022 giảm 12,9% xuống 897.683 tấn từ 1.030.943 tấn trong cùng kỳ tháng 3/2022, theo khảo sát mới nhất của công ty hàng hóa Intertek Testing Services.
Điều này trái ngược với kỳ vọng ban đầu rằng xuất khẩu dầu cọ tăng mạnh hơn bởi chính sách DMO của Indonesia và lễ hội Ramadan ở tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 2,71%, giá dầu cọ tăng 3,86%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,06%. Dầu thô mạnh hơn khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters