Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 89 ringgit, tương đương 1,41% lên 6.397 ringgit (1.494,63 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.349 ringgit (1.481,68 USD)/tấn.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng Indonesia – nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu sẽ duy trì mức thuế và thuế xuất khẩu dầu cọ thô trong tháng 5/2022, nhưng thấp hơn giá tham chiếu.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 4/2022 giảm 14,5% xuống 646.341 tấn, từ 755.977 tấn trong cùng kỳ tháng 3/2022, theo công ty khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services.
Giá dầu tăng nhẹ nhưng trong biên độ hẹp, được hỗ trợ bởi triển vọng nguồn cung thắt chặt. Tuy nhiên, giá dầu đã giảm khoảng 5% trong phiên trước đó, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần 1 điểm phần trăm.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,8%, giá dầu cọ tăng 0,7%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,3%. Dầu thô mạnh hơn khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters