Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 68 ringgit, tương đương 1,05% lên 6.531 ringgit (1.526,65 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.360 ringgit (1.490,51 USD)/tấn.
Paramalingam Supramaniam, Giám đốc công ty môi giới Pelindung Bestari có trụ sở tại Selangor cho biết, đồng ringgit yếu hơn và giá dầu thô tăng, các nhà giao dịch muốn chốt lời sau đợt tăng giá gần đây.
Các nhà khảo sát hàng hoá dự kiến sẽ công bố dữ liệu xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 4/2022 vào cuối ngày.
Dữ liệu từ Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI) cho thấy, nước này đã xuất khẩu 2,098 triệu tấn dầu cọ và các sản phẩm tinh chế trong tháng 2/2022, tăng 1,35% hàng năm. Trong khi đó, sản lượng dầu cọ thô của nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới này đạt 3,5 triệu tấn trong tháng 2/2022, tăng 13,8%, với lượng dự trữ trong nước là 5,04 triệu tấn vào cuối tháng.
Dữ liệu Hải quan cho thấy, nhập khẩu dầu đậu tương của trung Quốc từ Mỹ đã giảm trong tháng 3/2022 so với một năm trước đó do tỷ suất lợi nhuận kém đã hạn chế sức mua.
Giá dầu thô tăng khoảng 1%, lấy lại phần nào thiệt hại trong phiên trước do lo ngại nhu cầu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo lạm phát tăng.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,1%, giá dầu cọ giảm 0,3%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,8%. Dầu thô mạnh hơn khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.