Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 33 ringgit, tương đương 0,54% lên 6.149 ringgit (1.400,05 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.137 ringgit (1.397,31 USD)/tấn.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong nửa đầu tháng 5/2022 lên 613.649 tấn, tăng 23,9% so với cùng giai đoạn tháng 4 (495.096 tấn), theo nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance.
Reuters cho biết, nhu cầu mạnh hơn, được phản ánh qua xuất khẩu dầu cọ ổn định hơn và tăng trưởng sản lượng chậm hơn ở Malaysia đang giúp thị trường vững giá.
Nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu Indonesia đã ngừng xuất khẩu dầu cọ thô và dầu cọ tinh chế kể từ ngày 28/4 và các nhà đầu tư đã hy vọng chính sách này sẽ được dỡ bỏ trong vài tuần khi dự trữ dầu trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, phán quyết này vẫn được giữ nguyên cho đến khi giá dầu ăn trong nước giảm xuống.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của tập đoàn Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai, cho biết sự chậm trễ trong việc dỡ bỏ lệnh cấm có thể khiến người mua tiếp tục chuyển đổi nguồn gốc dầu cọ cho các lô hàng dầu cọ Indonesia đã được giao dịch nhưng chưa được xuất khẩu từ tháng 6/2022 trở đi.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,4%, giá dầu cọ mất 0,2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,5%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters